MŨI VACCINE COVID-19 TĂNG CƯỜNG ĐANG LÀM THAY ĐỔI KHÁI NIỆM "TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ"?
Tại nhiều quốc gia, có thể cần tiêm ba liều vaccine Covid-19 để được coi là đã tiêm chủng đầy đủ.
MŨI VACCINE COVID-19 TĂNG CƯỜNG ĐANG LÀM THAY ĐỔI KHÁI NIỆM "TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ"?
Tại nhiều quốc gia, có thể cần tiêm 3 liều vaccine Covid-19 để được coi là đã tiêm chủng đầy đủ.
Khả năng miễn dịch nhờ vaccine suy giảm theo thời gian và số ca mắc Covid-19 tăng lên do biến thể Delta đã khiến nhiều quốc gia phải xem xét lại định nghĩa “tiêm chủng đầy đủ”, thường được hiểu là đã tiêm hai mũi vaccine.
Ngày 15/11, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng, việc tiêm mũi vaccine tăng cường là rất quan trọng để chính phủ không phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch. “Rõ ràng việc tiêm mũi vaccine thứ ba – mũi tăng cường sau khi tiêm 2 mũi, sẽ trở thành một thực tế quan trọng và sẽ giúp cuộc sống của người dân không bị chi phối bởi dịch bệnh”, ông Johnson nói trong một cuộc họp báo.
Tại Áo, tình trạng tiêm chủng đầy đủ sẽ hết hạn sau 9 tháng kể từ khi tiêm liều vaccine thứ hai, do đó người dân bắt buộc phải đi tiêm mũi tăng cường để gia hạn chứng nhận tiêm chủng đầy đủ. Tại Israel, trừ khi tiêm mũi vaccine thứ hai trong vòng 6 tháng qua, người dân phải tiêm mũi thứ ba để được cấp “thẻ xanh vaccine”, cho phép họ tới phòng tập thể dục, nhà hàng và các địa điểm công cộng khác.
Các chuyên gia y tế toàn cầu lo ngại rằng, tiêm mũi tăng cường đang ảnh hưởng đến việc tiêm mũi đầu tiên tại các nước có thu nhập thấp, những nơi chỉ 4,6% dân số đã được tiêm chủng. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyes cho biết, thật đáng lo ngại khi số mũi tiêm tăng cường được triển khai trên khắp thế giới mỗi ngày nhiều gấp 6 lần so với số mũi đầu tiên ở các nước thu nhập thấp.
Tại Việt nam, TPHCM - Kế hoạch tiêm vaccine mũi 3 cho tuyến đầu chống dịch COVID-19 đang được một số địa phương xây dựng triển khai. Các chuyên gia nhận định, việc triển khai tiêm cần thận trọng, sử dụng vaccine đúng loại, đúng thời gian để đạt hiệu quả tốt, an toàn.
Triển khai tiêm mũi 3 là cần thiết
Sau nhiều đợt triển khai tiêm vaccine COVID-19, TPHCM và Thành phố Hà Nội, đạt tỷ lệ tiêm đủ liều trung bình trên 69%, cao nhất cả nước.
Tuy nhiên, sau 6 tháng một số trường hợp mặc dù đã được tiêm đầy đủ nhưng vẫn nhiễm bệnh, tỷ lệ dao động từ 10-30% (tùy từng nghiên cứu).
Các chuyên gia nhận định, 6-12 tháng là khoảng cách tiêm vaccine mũi 3 an toàn, hiệu quả cao. Việc tiêm đúng thời gian quy định sẽ giúp COVID-19 dần trở thành bệnh cúm thông thường.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết: “Virus SARS-CoV-2 có thể có nhiều biến thể trong tương lai, nhằm chống lại vaccine của con người. Đơn cử như biến thể phụ của Delta là AY.4.2 lây lan nhanh và xuất hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, nhiều quốc gia đang khẩn trương tiêm mũi thứ 3 bảo vệ người dân”.
Tiêm mũi 3 triệu chứng nhẹ hơn mũi 1 và mũi 2. Tuy nhiên, các trường hợp sốc phản vệ cũng có thể xảy ra. Hiện nay, chúng ta đã có kinh nghiệm tổ chức tiêm chủng nên trường hợp tử vong rất hiếm.
Bên cạnh đó, loại vaccine mũi 3 nào là phù hợp với 2 mũi tiêm trước phải dựa trên nghiên cứu thực nghiệm. Tốt nhất là tiêm cùng loại vaccine. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có đủ nguồn vaccine, vì vậy sự phối trộn vaccine phải tuân theo chỉ định của Bộ Y tế" - PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định.
Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cũng cho rằng, để đảm bảo tiêm chủng minh bạch, hiệu quả, Bộ Y tế cần có hướng dẫn, chỉ định cụ thể về loại vaccine, đối tượng được tiêm, vùng được tiêm để "tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu dẫn đến không đồng bộ".
Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/mui-vaccine-covid-19-tang-cuong-dang-lam-thay-doi-khai-niem-tiem-chung-day-du-905835.vov
https://laodong.vn/y-te/tiem-vaccine-mui-3-chu-y-gi-de-dat-hieu-qua-cao-an-toan-970321.ldo
Tin liên quan
- 10 BIẾN CHỨNG MẸ BẦU THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ
- BÀ MẸ TRẺ ĐI XÉT NGHIỆM ADN VÌ KHÔNG BIẾT CÁI THAI LÀ CON AI
- BÉ SƠ SINH TỬ VONG DO DA VẢY CÁ
- BỆNH DOWN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- BỆNH TAN MÁU BẨM SINH - THALASSEMIA
- BÍ MẬT DƯỚI TẤM ĐỆM
- Bỏ quy định phạt cảnh cáo khi làm giấy khai sinh muộn
- CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI MẸ SAU SINH CẦN BIẾT
- CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI PHỔ BIẾN NHẤT TRÁNH "VỠ KẾ HOẠCH"
- CÁC HỘI CHỨNG NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP Ở THAI NHI CÓ THỂ SÀNG LỌC QUA NIPT
- CÁCH LẤY MÃ QR CODE GIẤY KHAI SINH VÀ GIẤY KẾT HÔN ONLINE
- CẤU TRÚC ADN CỦA CÁ MẬP TRẮNG KHỔNG LỒ MỞ RA ÁNH SÁNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ Ở NGƯỜI
- CHỌC ỐI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? CÓ ĐAU KHÔNG? CÓ AN TOÀN KHÔNG?
- CHƯA KẾT HÔN, KHAI SINH CHO CON CÓ PHẢI XÉT NGHIỆM ADN?
- CÓ CẦN THIẾT LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN CỦA CON KHÔNG?
- CÓ ĐƯỢC CHO CON MANG HỌ CỦA CHỒNG MỚI
- GIẢM CHỌC ỐI OAN NHỜ XÉT NGHIỆM NIPT
- HƯỚNG DẪN LÀM KHAI SINH CHO CON KHI CHA MẸ CHƯA KẾT HÔN
- LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON KHI NGƯỜI MẸ BỎ ĐI
- LOCUS GEN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XÉT NGHIỆM ADN NHƯ THẾ NÀO
- MẸ BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ (KARYOTYPE), CON SINH RA ĐỀU BỊ DOWN
- NHỮNG ÔNG BỐ CHẾT SỮNG VÌ BÍ MẬT CỦA VỢ BỊ BẠI LỘ SAU KHI NHẬN KẾT QUẢ ADN
- NHỮNG TRƯỜNG HỢP HIẾM CÓ TRONG XÉT NGHIỆM ADN
- NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP CỦA BÁNH NHAU TRONG THAI KỲ
- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH CỦA THAI NHI
- TÁC DỤNG CỦA VẮC XIN CÚM VỚI COVID-19
- TẠI SAO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ADN KHÔNG ĐƯỢC KẾT LUẬN CHÍNH XÁC 100%?
- TẠI SAO NAM GIỚI NGÀY CÀNG YẾU?
- TIÊM VACCINE COVID-19 CHO PHỤ NỮ MANG THAI
- TRIỆU CHỨNG CỦA BIẾN CHỦNG Omicron CÓ GÌ KHÁC BIẾN THỂ Delta?
- WHO KIẾN NGHỊ VỀ MŨI VACCINE TĂNG CƯỜNG
- XÉT NGHIỆM ADN BẰNG NƯỚC BỌT ĐƯỢC KHÔNG?
- ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI NƠI TẠM TRÚ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
- XÉT NGHIỆM ADN THAI NHI AN TOÀN
- XÉT NGHIỆM ADN XÁC NHẬN CON NGOÀI GIÁ THÚ