WHO KIẾN NGHỊ VỀ MŨI VACCINE TĂNG CƯỜNG
Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 21/10 đã đưa ra khuyến nghị về việc tiêm mũi vaccine tăng cường đối với những người đã tiêm vaccine của các hãng dược Moderna và Johnson & Johnson. Theo đó, người dân Mỹ có thể lựa chọn tiêm mũi tăng cường bằng loại vaccine khác loại mũi tiêm ban đầu.
WHO khuyến nghị về mũi vaccine tăng cường
Ngày 11/10, nhóm tư vấn vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị nên tiêm liều vaccine tăng cường (mũi thứ 3) phòng COVID-19 cho những người bị suy giảm miễn dịch, áp dụng với tất cả các loại vaccine phòng COVID-19 đã được tổ chức này phê duyệt.
Theo hãng tin AFP của Pháp, trong thông báo mới nhất này, các chuyên gia WHO nêu rõ những người bị suy giảm miễn dịch ở thể trung bình và nghiêm trọng nên được tiêm liều vaccine tăng cường vì cơ thể những người này ít có khả năng sinh kháng thể đầy đủ nếu họ chỉ được tiêm chủng vaccine theo tiêu chuẩn cơ bản (2 mũi) và họ có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 thể nặng. Đây là khuyến cáo mới nhất của các thành viên Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 4/10 vừa qua, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã chính thức phê chuẩn tiêm mũi tăng cường (mũi thứ 3) vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho người từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, cơ quan này cũng nhất trí rằng liều tăng cường vaccine của hãng Moderna và Pfizer/BioNTech là cần thiết đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Trong tuyên bố của mình, EMA nêu rõ có thể xem xét tiêm mũi thứ ba này cho người trên 18 tuổi và thời gian tiêm là tối thiểu 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai. Với những người bị suy giảm miễn dịch, EMA khuyến cáo nên tiêm mũi thứ 3 của Moderna hoặc Pfizer/BioNTech ít nhất 28 ngày sau mũi thứ hai. Tuy nhiên, cơ quan trên cũng khẳng định quyết định cuối cùng liên quan đến mũi tiêm tăng cường phải do cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia đưa ra.
Nguồn:https://baomoi.com/who-khuyen-nghi-ve-mui-vaccine-tang-cuong/c/40520675.epi?gidzl=94DX4MxgGWyWMMSLRl5322TKOHTq_KDTEL0q5tNu5ruxLMOGTlfANpfUFKHsy1fPCbWt5p5zdHGiQEn43W
Tin liên quan
- 10 BIẾN CHỨNG MẸ BẦU THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ
- BÀ MẸ TRẺ ĐI XÉT NGHIỆM ADN VÌ KHÔNG BIẾT CÁI THAI LÀ CON AI
- BÉ SƠ SINH TỬ VONG DO DA VẢY CÁ
- BỆNH DOWN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- BỆNH TAN MÁU BẨM SINH - THALASSEMIA
- BÍ MẬT DƯỚI TẤM ĐỆM
- Bỏ quy định phạt cảnh cáo khi làm giấy khai sinh muộn
- CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI MẸ SAU SINH CẦN BIẾT
- CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI PHỔ BIẾN NHẤT TRÁNH "VỠ KẾ HOẠCH"
- CÁC HỘI CHỨNG NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP Ở THAI NHI CÓ THỂ SÀNG LỌC QUA NIPT
- CÁCH LẤY MÃ QR CODE GIẤY KHAI SINH VÀ GIẤY KẾT HÔN ONLINE
- CẤU TRÚC ADN CỦA CÁ MẬP TRẮNG KHỔNG LỒ MỞ RA ÁNH SÁNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ Ở NGƯỜI
- CHỌC ỐI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? CÓ ĐAU KHÔNG? CÓ AN TOÀN KHÔNG?
- CHƯA KẾT HÔN, KHAI SINH CHO CON CÓ PHẢI XÉT NGHIỆM ADN?
- CÓ CẦN THIẾT LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN CỦA CON KHÔNG?
- CÓ ĐƯỢC CHO CON MANG HỌ CỦA CHỒNG MỚI
- GIẢM CHỌC ỐI OAN NHỜ XÉT NGHIỆM NIPT
- HƯỚNG DẪN LÀM KHAI SINH CHO CON KHI CHA MẸ CHƯA KẾT HÔN
- LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON KHI NGƯỜI MẸ BỎ ĐI
- LOCUS GEN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XÉT NGHIỆM ADN NHƯ THẾ NÀO
- MẸ BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ (KARYOTYPE), CON SINH RA ĐỀU BỊ DOWN
- MŨI VACCINE COVID-19 TĂNG CƯỜNG ĐANG LÀM THAY ĐỔI KHÁI NIỆM "TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ"?
- NHỮNG ÔNG BỐ CHẾT SỮNG VÌ BÍ MẬT CỦA VỢ BỊ BẠI LỘ SAU KHI NHẬN KẾT QUẢ ADN
- NHỮNG TRƯỜNG HỢP HIẾM CÓ TRONG XÉT NGHIỆM ADN
- NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP CỦA BÁNH NHAU TRONG THAI KỲ
- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH CỦA THAI NHI
- TÁC DỤNG CỦA VẮC XIN CÚM VỚI COVID-19
- TẠI SAO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ADN KHÔNG ĐƯỢC KẾT LUẬN CHÍNH XÁC 100%?
- TẠI SAO NAM GIỚI NGÀY CÀNG YẾU?
- TIÊM VACCINE COVID-19 CHO PHỤ NỮ MANG THAI
- TRIỆU CHỨNG CỦA BIẾN CHỦNG Omicron CÓ GÌ KHÁC BIẾN THỂ Delta?
- XÉT NGHIỆM ADN BẰNG NƯỚC BỌT ĐƯỢC KHÔNG?
- ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI NƠI TẠM TRÚ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
- XÉT NGHIỆM ADN THAI NHI AN TOÀN
- XÉT NGHIỆM ADN XÁC NHẬN CON NGOÀI GIÁ THÚ