10 Biến Chứng Mẹ Bầu Thường Gặp Trong Thai Kỳ

Làm mẹ là một thiên chức mà tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ. Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày tuy không phải ngắn ngủi nhưng lại là giai đoạn mà cơ thể của người phụ nữ dễ gặp những biến chứng. Vì sức đề kháng phải bảo vệ cho cả mẹ và bé. Cho nên các bà bầu cần đề phòng các biến chứng có thể phát sinh trong suốt 9 tháng mang thai và  lúc sinh nở thật tốt nhé.

10 Biến Chứng Mẹ Bầu Thường Gặp Trong Thai Kỳ

Từ lúc thụ thai đến khi con ra đời, mẹ bầu có thể phải đối mặt với vô vàn biến chứng khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

Biến chứng khi mang thai là những vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra trong thai kỳ liên quan đến sức khỏe của người mẹ hoặc thai nhi hay cả mẹ lẫn con. Các biến chứng này có thể xuất hiện ở những thai phụ khỏe mạnh, các bà mẹ từng gặp vấn đề về sức khỏe thì nguy cơ mắc phải biến chứng thai kỳ càng tăng cao.

Giai Đoạn Đầu Của Thai Kỳ

Các mẹ bầu có thể bị sảy thai trong 20 tuần trở đi. Thật không may là có đến 15- 20% phụ nữ mang thai bị sảy và hơn 80% các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Các biến chứng thai kỳ cũng khiến cho việc mang thai có nhiều rủi ro hơn. 

Đây được coi là hậu quả của những bất thường NST trong trứng đã thụ tinh, ngăn ngừa phôi thai phát triển.

Đôi khi cũng không có sự phân biệt rõ ràng giữa các biến chứng khi mang thai với các triệu chứng do thai nghén gây ra

Hãy bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé từ khi còn đang thai kỳSẩy Thai

Biến chứng dễ nhận thấy nhất là sảy thai, thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. 

Đặc trưng của biến chứng này chính là rỉ máu âm đạo đi kèm với đau bụng. Do đó nếu bạn thấy sự rò rỉ khác thường nào ở âm đạo khi đang mang thai thì phải đến bác sĩ ngay lập tức.

Ước tính đã có khoảng 50 – 70% ca sẩy thai được cho là do sự bất thường NST trong trứng đã được thụ tinh. Các yếu tố như tuổi tác, tử cung, cổ tử cung, tiền sử dị tật, lối sống không lành mạnh và lạm dụng thuốc cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.

Sinh Non

Trong thời gian mang thai, khi xuất hiện những cơn co thắt thường xuyên và đều đặn sẽ làm cổ tử cung giãn ra và mở rộng trước 37 tuần thai. Nếu bạn bị sinh con trước 37 tuần thai, bé sẽ được xem là sinh non hoặc sinh thiếu tháng. Việc sinh non cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, có thể bé sẽ không phát triển đầy đủ hoặc sẽ đối mặt với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Giai Đoạn Giữa Thai Kỳ

Là giai đoạn từ 3 đến 6 tháng, từ giai đoạn này các mẹ bầu sẽ có thể gặp những trường hợp này.

Tiền Sản Giật

Tiền sản giật là một trong những biến chứng mang thai có độ nguy hiểm cực cao. Các mẹ cần lưu ý là biến chứng thai kỳ này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể là nửa sau của thai kỳ, thậm chí là sáu tuần sau khi sinh.

Cơ chế tăng huyết áp trong tiền sản giật chính là bất thường của tế bào nuôi làm cho các mạch máu co lại gây tăng huyết áp. Có thể làm tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể như não, gan và thận. Trong một số trường hợp, thai phụ không có triệu chứng cảnh báo và tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.

bé khỏe mẹ vui

Giai Đoạn Cuối Thai Kỳ

Là từ tháng thứ 6 trở đi, lúc này mẹ bầu đã quen dần với việc mang thai nhưng vẫn nên lưu ý vì luôn có những vấn đề khác xảy ra

Đái Tháo Đường Thai Kỳ

Nói đến biến chứng khi mang thai thì không thể không nhắc đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Khoảng 5% phụ nữ mang thai đều có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường. Thực tế, tiểu đường khi mang thai vẫn là hiện tượng thường xảy ra.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể khiến lượng đường trong máu của người mẹ cao hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu không được phát hiện sớm.

Nhiễm Trùng Khi Mang Thai

Thai nhi và mẹ luôn có sợi dây liên kết đặc biệt, mẹ ăn gì con ăn nấy và việc mẹ không được bảo vệ tốt thì con cũng không tránh khỏi nguy hiểm. Nhiễm trùng là biến chứng thường xảy ra khi mang thai mà mẹ bầu cần biết. Mẹ bầu đã bị nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh có thể gây hại cho mẹ và bé với hậu quả như dị tật bẩm sinh. Thêm vào đó, sự thay đổi nội tiết tố và sinh lý cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe, khiến bà bầu dễ bị nhiễm trùng. Các loại nhiễm trùng mà mẹ bầu dễ mắc phải trong lúc mang thai đó là: viêm âm đạo, Rubella, liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, thủy đậu, các bệnh về đường tình dục,…

Ngôi Thai Bất Thường

Thông thường, trong 6 – 8 tuần cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển xuống phần dưới của tử cung. Vị trí tốt nhất của thai nhi khi chuyển dạ là: đầu hướng xuống dưới, mặt hướng vào lưng mẹ, cằm cúi sát ngực, gáy hướng về xương chậu, được gọi là ngôi đầu.

Nhau Tiền Đạo

Nhau tiền đạo là bánh nhau thai nằm ở trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo. Cho nên, trong trường hợp này đa số phải mổ lấy thai. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, nếu bị nhau tiền đạo thì thai phụ sẽ bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít và vón cục lại, không kèm theo đau bụng. Nếu người mẹ nghi ngờ bị nhau tiền đạo, thai phụ phải đến bác sĩ ngay để kịp thời xử lý và chuẩn bị sinh mổ sớm nếu cần thiết.

Giai Đoạn Chuyển Dạ

Đây là gia đoạn ngắn nhưng rất đau đối với các mẹ bầu

giai đoạn chuyển dạ

Băng Huyết

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu liên tục với số lượng từ 500ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau khi sổ thai, chảy máu ở bất cứ nơi nào của đường sinh dục.

Bất Thường Về Dây Rốn

Các bất thường có liên quan đến dây rốn là chúng có thể bị xoắn, thắt nút và quấn quanh thai nhi. Điểm chung của tai nạn này sẽ khiến lượng máu, chất dinh dưỡng từ cuống rốn không thể truyền vào thai nhi và dẫn đến thai chết lưu.

Thuyên Tắc Ối

Thuyên tắc ối là cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối và các chất trong thai lọt vào hệ tuần hoàn máu của người mẹ. Thông qua nhau tạo thành phản ứng đào thải. Phản ứng đào thải này sẽ gây ra bệnh suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính cho mẹ. Thuyên tắc ối cũng là biến chứng thường xảy ra ở giai đoạn cuối của việc chuyển dạ. Tỷ lệ sản phụ bị tử vong khi gặp biến chứng này là 80% dù biến chứng này rất hiếm (0,00125% ca sinh).


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo