Có Cần Thiết Lưu Trữ Tế Bào Gốc Máu Cuống Rốn Của Con Không?

Thời gian gần đây, có rất nhiều gia đình đã lựa chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sau khi sinh con. Việc lưu trữ máu cuống rốn cũng là một cách "bảo hiểm" sức khỏe cho con cái trong tương lai.

Cuống rốn là gì ?

Máu cuống rốn còn được gọi là máu dây rốn hoặc máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi. Cuống rốn này có vai trò cung cấp chất bổ dưỡng cho bào thai đang phát triển trong tử cung của người mẹ. Đây là phần còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi người mẹ sinh em bé. Máu cuống rốn sẽ được lấy ra ngay khi sản phụ vừa sinh. Sau đó đem đi xử lý, đông lạnh và có thể lưu trữ hơn 20 năm.

lưu trữ máu cuống rốn

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh có chứa nguồn tế bào gốc tạo máu dồi dào. Chúng có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương hoặc tế bào gốc máu ngoại vi. Do đó, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong việc ghép tế bào gốc tạo máu.

Hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn đã được ứng dụng để điều trị cho người có bệnh lý về máu ác tính (như ung thư máu). Hoặc bệnh di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh); các bệnh lý tự miễn (như tiểu đường).

Tại sao cần lưu trữ cuống rốn em bé ?

Trước đây, sau khi cắt rời cuống rốn khỏi em bé, dây rốn và bánh nhau được xem như một loại rác thải y tế. Trong những năm đầu của thập niên 80, MCR của trẻ sơ sinh đã được xác nhận là có chứa một nguồn tế bào gốc hệ tạo máu dồi dào. Được dùng để thay thế cho tế bào gốc tủy xương đối với các bệnh lý thuộc hệ tạo máu. Mãi đến gần đây, các chuyên gia mới phát hiện và phân lập được thêm tế bào gốc hệ trung mô và biểu mô có trong MCR. Đến hiện tại, tế bào gốc MCR đã được áp dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý của hệ tạo máu, bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền và đã đem lại nhiều hứa hẹn cho lĩnh vực y học tái tạo đang được nghiên cứu.

Việc sử dụng MCR để thay thế các nguồn tế bào gốc khác trong việc ghép điều trị các bệnh lý sẽ mang đến các lợi ích sau:

  • MCR là nguồn tế bào gốc sẵn có dồi dào (do số lượng sản phụ sinh con đông), có thể thu thập dễ dàng mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ và bé sơ sinh. Ngoài ra còn có thể dùng ghép lại cho người mẹ và đứa bé nếu sau này mắc bệnh.
  • Việc thu thập và lưu giữ tế bào gốc MCR là việc làm không vi phạm đạo đức.
  • Tế bào gốc MCR có tính sinh miễn dịch thấp nên rất dễ được cơ thể khác gien chấp nhận khi ghép khác gien.
  • Các đơn vị tế bào gốc MCR phải được đông lạnh lâu dài trong Ngân hàng MCR. Luôn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng khi có yêu cầu, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân đang không ổn định, không thể chờ người cho tế bào gốc tủy xương hoặc ngoại vi HLA phù hợp.
  • So với tế bào gốc tủy xương được thu thập tươi có thời gian sống giới hạn thì các bác sĩ phải có sự phối hợp làm việc đồng bộ giữa các bộ phận như thu thập, vận chuyển sản phẩm ghép và ê kíp ghép tủy. Còn MCR được bảo quản trong phòng lạnh nên có thể dễ dàng vận chuyển và giải đông để sử dụng ngay.

Loại bảo hiểm tự nhiên nhất cho tương lai

Theo những nghiên cứu gần đây, tế bào gốc máu cuống rốn đã có thể biệt hóa thành tế bào của những mô khác như: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Cho nên, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn chúng ta có thể điều trị được rất nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn loại bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng trong điều trị là: tổn thương não, tim mạch và tổn thương đến tủy sống.

Hiện nay, có hơn 70 bệnh lý được điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc MCR. Một số bệnh lý khác cũng được chỉ định ghép tế bào gốc MCR như Bạch cầu cấp dòng lymphô, bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu mạn dòng tủy, hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng, thiếu máu Fanconi, suy tủy nặng, lymphoma Non-Hodgkin, bệnh Thalassemie, suy tủy dòng hồng cầu và thiếu máu hồng cầu liềm.

Quyết định giữ và lưu trữ máu cuống rốn cho con sau khi sinh chính là hình thức “mua bảo hiểm” sinh học cho con sau này.

Hiện nay, việc quyết định “mua bảo hiểm” sinh học này cho con đã được rất nhiều cặp vợ chồng thực hiện.

Con trai của chị T.A.T - 3 tuổi (ngụ TP.HCM) phát hiện bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Bé đã được điều trị liên tục, truyền máu định kỳ tại bệnh viện. Và bác sĩ đã tư vấn ghép tế bào gốc tạo máu để điều trị cho bé. Nhưng ba mẹ và những người thân trong gia đình lại không phù hợp để cho tủy. Thế là vợ chồng chị đã quyết định sinh thêm con, với hi vọng dùng tế bào gốc máu cuống rốn của em bé thứ hai để ghép cho anh trai.

Khi sinh, chị T. đã được lấy, lưu trữ máu cuống rốn lại, đây được xem là nguồn tế bào gốc được ghép để điều trị cho bé đầu lòng.

nguồn tế bào gốc dùng để làm gì

Việc lưu trữ máu cuống rốn vô cùng quan trọng, trong trường hợp con bạn bị mắc bệnh thì có thể lấy nguồn tế bào này ghép vào để điều trị cho bé. Ngoài ra nguồn tế bào gốc này có thể điều trị cho ba mẹ hay anh chị em trong gia đình.

Có một số trường hợp thai phụ không thể lưu trữ được tế bào máu cuống rốn do mắc các bệnh truyền nhiễm (viêm gan siêu vi,…); bệnh ung thư, suy tủy,..., các biến chứng hay đã bị mắc bệnh trong thời gian mang thai cũng như sinh nở và có thai ở độ tuổi dưới 18.

Ngày nay, với công nghệ biệt hóa tế bào đang phát triển thì tế bào gốc máu cuống rốn chính là nguồn tế bào gốc để phân lập và biệt hóa những tế bào của các hệ cơ quan mong muốn. Hứa hẹn ứng dụng sâu rộng này sẽ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong tương lai.

Nguồn: http://thanhnien.vn/doi-song/cha-me-giu-lai-cuong-ron-cho-con-can-nhung-gi-727595.html 

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN GENVIET


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo