Trường hợp ví dụ khi làm khai sinh cho con mà không có mẹ

Em tên Minh - 25 tuổi quê ở Hà Nam: Vào năm 2019 em có vào miền nam để làm và em có sống chung với bạn gái như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn. Đến năm 2012 chúng em có với nhau 1 người con trai sau đó người yêu em bỏ đi và hiện tại đã mất liên lạc.

Lúc sinh con là ở bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai nhưng bây giờ giấy chứng sinh đã bị mất. Hiện tại con em sắp đi học và em muốn làm giấy khai sinh cho con khi người mẹ bỏ đi thì làm thế nào? Mong Trung tâm GenViet có thể hướng dẫn cho em, em xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên của GenViet sẽ tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật hộ tịch năm 2014

Thông tư số 15/2015/TT-BTP

Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP 

Nội dung tư vấn

“Trong thời gian 60 ngày tính từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho con. Trong trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông, bà, người thân hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng đứa bé sẽ có trách nhiệm làm khai sinh cho bé”.

Theo thông tin anh Minh đã cung cấp, anh và bạn gái chưa đăng ký hôn nên chưa thể xác lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Cho nên quyền và nghĩa vụ giữa hai người vẫn chưa được phát sinh nhưng quyền và nghĩa vụ với con chung vẫn được xác lập. Do mẹ của đứa bé đã bỏ đi nên người cha sẽ nhận trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con.

Tóm tắt, không cần ý kiến của người mẹ nếu cô ấy đã bỏ đi hoặc không thể liên lạc.

Nếu muốn tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo ghi nhận anh là cha trong giấy khai sinh thì anh phải tiến hành thêm thủ tục "Cha nhận con" theo quy định Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch với Bảng Kết Quả Xét Nghiệm Adn Genviet chứng minh quan hệ huyết thống của Cha và con.

Khi bắt đầu đăng ký khai sinh, phần khai về người mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em sẽ để trống.

- Trẻ em sinh ra đều có quyền được khai sinh, đối với trường hợp của anh Minh, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha sẽ có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Thủ tục "Cha nhận con" như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP của Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP để thực hiện thủ tục " Cha nhận con" thì mọi người phải chuẩn bị một số giấy tờ và tài liệu sau đây: 

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xác nhận mối quan hệ cha con.
  • Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con thì cần phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con, cần có ít nhất 2 người làm chứng về mối quan hệ cha con của mọi người.

Hồ sơ đăng ký khai sinh và hồ sơ cha nhận con bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh, tờ đăng ký nhận cha mẹ, con đúng theo văn mẫu quy định.
  • Giấy chứng sinh hoặc một số giấy tờ khác như: Văn bản của người làm chứng xác nhận việc sinh hoặc giấy cam đoan sinh con.
  • Chứng minh mối quan hệ cha con.

Tóm lại,muốn thừa nhận mối quan hệ để LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON KHI NGƯỜI MẸ BỎ ĐI thì mọi người có thể làm giám định ADN tại TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN GEN VIET. Hoặc nhờ tổ chức có thẩm quyền vì đây là chứng cứ rõ ràng nhất để chứng minh quan hệ cha con của hai người. Còn một cách nữa, đó chính là lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con và có người làm chứng cho mối quan hệ huyết thống này.

Sau đó mọi người hãy nộp các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con cho UBND cấp xã tại nơi cư trú. Rồi nộp hồ sơ để hoàn tất thủ tục đăng ký khai sinh cho con cùng một lúc. Sau khi đã xác định mối quan hệ cha con thì cán bộ, công chức tư pháp làm thủ tục đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh cho bé theo quy định của pháp luật.

 Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0947.01.00.33 để được giải đáp.

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN GENVIET

Thông tin mới nhất liên quan đến câu hỏi cha làm giấy khai sinh cho con khi người mẹ bỏ đi có được không? Chúng tôi đã cập nhật đầy đủ bao gồm nơi xét nghiệm ADN uy tín tại Genviet. Hy vọng qua đây, các bạn đã hiểu hơn về luật hôn nhân gia đình, quyền nuôi dưỡng, trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái. Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại bài viết tiếp theo!