Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Tim Mạch Và Biến Chứng Thường Gặp

Bệnh tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm có hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Vào những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh bệnh tim mạch đang ngày tăng ở các nước đang phát triển, nhất là Việt Nam. Bệnh tim mạch là gì và dấu hiệu của bệnh này sẽ được nói rõ trong bài viết sau.

bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh tim mạch là bệnh lý có liên quan đến sức khỏe của tim và sự hoạt động của các mạch máu. Chúng sẽ làm suy yếu khả năng làm việc của trái tim. Thông thường, bệnh tim mạch sẽ bao gồm các bệnh như: động mạch vành, cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

Bệnh tim sẽ làm hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn các mạch máu, làm gián đoạn khiến Oxy không thể chạy đến não và các bộ phận bên trong cơ thể. Sau đó làm cho các cơ quan khác bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận rồi dẫn đến tử vong.

Bệnh lý tim mạch có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính. Bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn, phải điều trị và theo dõi cẩn thận, tốn nhiều chi phí.

Nguyên nhân mắc bệnh tim thường gặp

Bệnh tim mạch thường do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

  • Hút thuốc lá: Chất Nicotin và Carbon monoxide trong thuốc lá là nguyên nhân gây co thắt mạch máu, làm xơ vữa động mạch.
  • Ăn quá nhiều muối, chất béo hoặc cholesterol.
  • Những người ít vận động, và lười tập thể dục thể thao.  
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Căng thẳng lâu ngày có thể làm hỏng động mạch, tăng cholesterol máu khiến xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp cũng có thể làm xơ cứng và dày thành động mạch, thu hẹp mạch máu.
  • Tuổi tác cao sẽ làm tăng nguy cơ hẹp động mạch hoặc phì đại động mạch.

Cách nhận biết bệnh tim cơ bản

  • Hay bị khó thở: cơn khó thở sẽ xuất hiện từ từ và tăng lên khi mọi người gắng sức hoặc nằm xuống.
  • Cảm giác ngực bị đè nặng, đau tức ngực: đây là dấu hiệu bệnh tim thường gặp.
  • Cơ thể dễ bị tích nước ở mặt, bàn chân: dấu hiệu phù nề do bệnh tim thường là phù tím, phù mềm bắt đầu từ hai bàn chân.
  • Dễ mệt mỏi và kiệt sức: cơ thể luôn bị mệt mỏi khi thực hiện các hoạt động thường ngày, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
  • Chán ăn, hay buồn nôn: dịch trong gan tích tụ khiến hệ thống tiêu hóa trở nên chán ăn và buồn nôn.
  • Hay đi tiểu đêm: Người mắc bệnh suy tim sẽ đi tiểu rất thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước trong cơ thể.
  • Nhịp tim nhanh, mạch đập không đều: tim của người bệnh luôn đập với tốc độ nhanh, đánh trống ngực hoặc đập liên hồi.
  • Chóng mặt, ngất xỉu: một dấu hiệu thường gặp khi mọi người bị mắc chứng rối loạn nhịp tim, máu đến não không thông.

Cách nhận biết bệnh tim cơ bản

Các biến chứng thường gặp của bệnh lý tim mạch

Sau đây chúng tôi sẽ thống kê các biến chứng thường thấy của bệnh lý tim mạch cho mọi người dễ nắm bắt và theo dõi.

Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não thường xuất hiện khi tuần hòan máu lên não bị gián đoạn, gây ra tình trạng thiếu oxy, làm chết tế bào não dẫn đến nhiều di chứng cho người mắc bệnh tim.

Triệu chứng điển hình của tai biến mạch máu não chính là các cơn đau đầu dữ dội, chóng mặt hoặc hôn mê. Cách phòng ngừa bệnh này là cần phát hiện sớm để điều trị bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Do mạch vành

Bệnh động mạch vành là tình trạng tích tụ các mảng xơ vữa hoặc Cholesterol tác động lên thành động mạch khiến lòng động mạch bị hẹp. Làm giảm khả năng lưu thông máu, hạn chế oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trên cơ thể. Mảng xơ vữa này sẽ lớn dần theo thời gian và làm cho tim yếu dần.

Triệu chứng của động mạch vành rất mơ hồ với cảm giác nặng ngực, đau thắt ngực bên trái khi xúc động hoặc làm việc quá sức. Dễ bị mắc bệnh cao huyết áp, đau đầu, chóng mắt, khó thở.

Động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại biên chỉ xảy ra khi mảng bám từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác tích tụ trong các động mạch vận chuyển máu đến não. Qua một thời gian, các mảng bám dần cứng lại và làm hẹp các động mạch.

Dấu hiệu của động mạch ngoại biên không rõ ràng, chỉ xuất hiện các cơn đau nhói từ bắp chân khi bạn đi bộ. Hoặc có thể là dễ bị khó chịu, lạnh da, xuất hiện những vết loét lâu lành, hoại tử chi.

Van tim hậu thấp

Van tim hậu thấp là bệnh tự miễn, do vi trùng Strepcoccus beta Hemolytique tạo thành. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Nhưng Strepcoccus beta Hemolytique lại có cấu trúc khá giống mô khớp và van tim nên kháng thể sẽ làm tổn thương mô khớp và van tim. Bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ trẻ và phát triển âm thầm với các dấu hiệu như: viêm đa khớp, viêm tim, hồng ban vòng, đau khớp…

Phình động mạch chủ bóc tách

Phình động mạch chủ bóc tách là động mạch chủ cung cấp máu đã bị yếu đi. Đang bị phình ra ở một vị trí nào đó, dẫn đến bị rách. Vết rách ở thành động mạch sẽ gây chảy máu ồ ạt, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Nguyên nhân của bệnh này là tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, chấn thương có nguy cơ làm phình động mạch chủ ngực. Phình động mạch chủ bóc tách có nguy cơ gây tử vong lên tới 95% dù mới giai đoạn đầu.

Phình động mạch chủ bóc tách

Bệnh về cơ tim

Cơ tim sẽ xảy ra khi cơ tim suy yếu, không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Đây là tình trạng dễ gây đột tử nhất nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. 

Những người bị ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu và triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nặng mới xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng: khó thở, ho, mệt mỏi, đau ngực, sưng chân, chóng mặt…

Người mắc bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ còn là bào thai, chỉ có 1 – 2% em bé sinh ra bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh chính là khó thở, tím tái, suy dinh dưỡng và viêm phổi.

Điều trị bệnh tim mạch ra sao?

Tùy theo tình trạng bệnh mà các Bác sĩ sẽ chỉ ra phương pháp điều trị bệnh tim. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh tim thường được sử dụng:

  • Dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng tim, những loại thuốc kiểm soát bệnh tim tùy theo loại bệnh tim mà người bệnh mắc phải.
  • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và cách sinh hoạt: kết hợp với một số loại thuốc và tuân thủ lối sống khỏe, ăn uống ít chất béo, tập thể dục nhẹ nhàng,, tránh xa thuốc lá và rượu bia.
  • Dựa vào kỹ thuật y tế và phẫu thuật tim: nếu dùng thuốc một thời gian vẫn không thể điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim.

Bệnh lý tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất. Khi thấy bản thân có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim, mọi người cần chủ động đến gặp bác sĩ để điều trị ngay để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Theo trung tâm xét nghiệm ADN tra cứu và tổng hợp.


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo