Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh - Thalassemia

Thalassemia (được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh), bệnh lý huyết học di truyền có liên quan đến sự bất thường của hemoglobin (cấu trúc protein trong hồng cầu với chức năng vận chuyển oxy). Đối với người bị Thalassemia, hồng cầu sẽ bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thalasemia cũng là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. 

Nếu người bệnh tan máu bẩm sinh không được điều trị sớm sẽ xuất hiện rất nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt. Có thể diễn ra trên tất cả các cơ quan hoặc làm thay đổi diện mạo. Muốn phòng bệnh tan máu bẩm sinh thì cần hiểu biết cơ chế di truyền.

Bệnh thalassemia

Bệnh thalassemia có nguy hiểm hay không?

Bệnh Thalassemia là bệnh có tỉ lệ xuất hiện khác cao trong các bệnh bẩm sinh. Có dấu hiệu chính là thiếu máu và thừa sắt,  người bị thalassemia (tan máu bẩm sinh) cần phải được truyền máu và dùng thuốc thải sắt suốt cuộc đời. Chỉ với hai biện pháp này, ước tính chi phí để điều trị cho một người bị thalassemia thể nặng đến 30 tuổi là vô cùng tốn kém (khoảng vài tỷ). Bệnh tan máu bẩm sinh sẽ khiến người bệnh giảm khả năng lao động và sinh hoạt tạo ra những gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Người bệnh tan máu thường có trạng thấp bé, trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan và suy nội tiết....

Bệnh Thalassemia có 2 dạng bệnh là Alpha-ThalassemiaBeta-Thalassemia.

Thalassemia có triệu chứng ra sao?

Bệnh tan máu bẩm sinh có 5 mức độ biểu hiện tùy vào số lượng gen bị tổn thương:

  • Mức độ rất nặng: biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ ( trường hợp này thường gây hư thai trước khi sinh). Trẻ có thể bị tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng hoặc suy tim thai.
  • Mức độ nặng còn được biểu hiện bằng việc thiếu máu nặng khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Người bị thiếu máu nặng và sớm vào khoảng 5 - 6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm kịp thời thì mọi người sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da và gan lách to. Ngoài ra còn có vẻ mặt đặc biệt là xương trán, xương chẩm nhô ra, xương hàm trên nhô và mũi tẹt. Trẻ còn dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tinh thần.
  • Mức độ trung bình có biểu hiện thiếu máu rõ ràng khi trẻ bắt đầu lên 6 tuổi. Có chuỗi globin bị giảm, triệu chứng lâm sàng như thiếu máu nhẹ hay trung bình
  • Mức độ nhẹ thì triệu chứng thiếu máu rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi xuất hiện thêm các bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật và có thai...

Người mắc bệnh thalassemia có thể sống được bao lâu?

Theo các chuyên gia của Liên đoàn Thalassemia thế giới, họ đã nói về thực trạng đáng quan ngại về tan máu bẩm sinh. Nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị tử vong ngay khi còn nhỏ. Còn nếu điều trị không đầy đủ thì có thể tử vong khi lên 15 - 20 tuổi. Ngoài ra, chi phí để điều trị bệnh tan máu bẩm sinh vô cùng tốn kém.

Bệnh thalassemia lây truyền bệnh qua đường nào

Bệnh Thalassemia không phải là bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm gan virus hoặc lao phổi,.. Đây là bệnh di truyền do bệnh nhân nhận gen bệnh từ cả bố và mẹ. Do đó, bệnh Thalassemia chỉ là bệnh có tính chất gia đình.

Đối tượng có nguy cơ bị  thalassemia 

Những người đang sống trong các vùng bị dịch tễ như Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á, châu Phi là những đối tượng có khả năng mắc bệnh Thalassemia cao.

Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu gia đình bạn có người bị Thalassemia, hoặc do tổ tiên từ châu Phi (đặc biệt là người Mỹ gốc Phi), hoặc gốc Đông Nam Á và Địa Trung Hải.

Cách phòng ngừa bệnh thalassemia

Để tầm soát và phát hiện bệnh sớm: mọi người cần tư vấn tiền hôn nhân, đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Nên làm các xét nghiệm để được phát hiện bệnh Thalassemia từ sớm. Nếu cả 2 vợ chồng đều mang thể bệnh Thalassemia cần phải được bác sĩ tư vấn trước khi có ý định mang thai.

Sàng lọc trước sinh là xét nghiệm có kết quả chính xác 100% tại Trung Tâm Xét Nghiệm ADN Gen Việt. Đối với các cặp vợ chồng cùng mang thể bệnh Thalassemia có thai thì cần làm thêm xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen đột biến khi thai được khoảng 12 – 18 tuần. Phương pháp này có thể chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để tìm ra đột biến gen (nếu có).

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN GENVIET


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo