Tìm hiểu hội chứng bất dung nạp đường Lactose ở trẻ sơ sinh

Hội chứng bất dung nạp đường Lactose ở trẻ sơ sinh sẽ làm bé dễ khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn. Vậy hội chứng bất dung nạp đường Lactose ở trẻ sơ sinh là gì, dấu hiệu và cách điều trị sẽ được trung tâm xét nghiệm ADN giải đáp trong bài viết sau!

hội chứng bất dung nạp đường Lactose

Hội chứng bất dung nạp đường Lactose là bệnh gì?

Hội chứng bất dung nạp đường Lactose ở trẻ sơ sinh là tình trạng hệ tiêu hóa của bé không có khả năng tự tiêu hóa và hấp thu đường Lactose. Loại đường này có nhiều trong sữa mẹ và các loại sữa theo công thức.

Khi đường Lactose đi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được phân giải thành 2 loại đường là glucose và galactose, nhờ vào enzyme Lactase do vi nhung mao ruột tiết ra. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ không tiết ra đủ lượng enzyme Lactase thì sẽ xuất hiện tình trạng trẻ không dung nạp đường Lactose có trong sữa mẹ.

Lúc này, thay vì được phân giải và hấp thụ, đường Lactose dư thừa sẽ trôi xuống đại tràng và bị loại các vi khuẩn ở đây biến thành acid lactic và carbon dioxide. Sau đó gây ra các triệu chứng như sôi bụng, đi phân chua, tiêu chảy hoặc biếng ăn…

Dấu hiệu nhận biết bé không dung nạp đường lactose

Để biết bé không dung nạp đường lactose, cha mẹ cần chú ý quan sát và sẽ dễ dàng nhận biết bằng các biểu hiện hoặc triệu chứng đặc trưng sau:

  • Khi bú mẹ hoặc uống sữa thì trẻ hay quấy khóc hoặc sợ
  • Sau khi bú mẹ hay uống sữa xong trẻ rất dễ nôn, bụng đầy hơi và trương lên
  • Bé dễ bị tiêu chảy, đi phân lỏng có bọt khí hoặc nước chua
  • Vùng da ở xung quanh hậu môn dễ bị đỏ do hăm

Tình trạng không dung nạp lactose ở trẻ có giống dị ứng sữa hay không?

Nếu cha mẹ muốn biết có cần tìm cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh hay không thì cha mẹ cần phân biệt tình trạng này với dị ứng sữa.

Hội chứng không dung nạp lactose khác với dị ứng sữa. Dị ứng là phản ứng về miễn dịch, còn tình trạng không dung nạp lactose là do thiếu các enzym tiêu hóa; nhưng 2 loại này lại có triệu chứng tương tự. Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng sữa nếu xuất hiện một trong số các triệu chứng sau đây:

  • Hơi thở khò khè hoặc khó thở.
  • Ngứa, bị sưng ở mặt, môi hoặc miệng.
  • Nổi mề đay, chàm, bụng đau quặn, trào ngược.
  • Khóc dạ đề và táo bón.

Trẻ em bị dị ứng sữa sẽ xuất hiện các triệu chứng đó trong vòng 6 tháng đầu đời. May mắn là, tình trạng phản ứng dị ứng này sẽ có xu hướng thuyên giảm khi bé  dần trưởng thành. Nhưng điều này lại trái ngược với bệnh không dung nạp đường lactose, thường trở nên nghiêm trọng khi bé bắt đầu lớn.

Trẻ em bị dị ứng sữa

Cách điều trị bệnh không dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị hội chứng không dung nạp đường lactose còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bao gồm:

  • Do thay đổi chế độ ăn uống: Khi bị bác sĩ chẩn đoán không dung nạp lactose,  trẻ sơ sinh cần tránh uống sữa và các sản phẩm từ sữa thì sẽ làm giảm các triệu chứng đó. Bé đang cần uống loại sữa có công thức không chứa lactose và giảm lactose, loại sữa này có bán rộng rãi ở tất cả các siêu thị. 
  • Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cần giảm hoặc loại bỏ những sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn của trẻ.
  • Thực phẩm bổ sung men lactase: Bác sĩ thường đề nghị người mẹ dùng những loại thực phẩm này để giúp con tiêu hóa các loại thức ăn có chứa sữa.
  • Tìm chuyên gia dinh dưỡng: Nếu trẻ vẫn không thể dung nạp bất kỳ loại sữa nào, các bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ có đầy đủ canxi và vitamin D.

Chăm sóc trẻ đang bị bệnh không dung nạp lactose

Cha mẹ có thể kiểm soát chứng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh bằng cách sau:

Đọc nhãn dinh dưỡng

Có một số loại thực phẩm tưởng chừng như vô hại, nhưng thực chất lại chứa đường sữa lactose. Ví dụ như: bánh pancake, bánh quy, ngũ cốc, hộp khoai tây và súp ăn liền, bơ thực vật, nước sốt salad, bánh mì hoặc thịt nguội...

Cha mẹ cần kiểm tra vỏ bao bì thật cẩn thận để xem có các thành phần như váng sữa, sữa đông, phụ phẩm từ sữa, sữa khô và sữa bột không béo hay không.

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

Nếu bắt buộc phải loại bỏ tất cả sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn của trẻ. Các bạn cần đảm bảo trẻ phải có các nguồn canxi khác để xương và răng phát triển chắc khỏe. Nguồn canxi không sản xuất sữa bao gồm:

  • Rau xanh, nước trái cây và sữa đậu nành
  • Đậu phụ, bông cải xanh
  • Cá hồi đóng hộp, cam, bánh mì tăng canxi.

Hiện này các sản phẩm sữa không chứa lactose cũng được bày bán nhiều tại siêu thị. Có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng của sữa thông thường nhưng không có đường lactose.

Nguồn canxi không sản xuất sữa

Quan sát phản ứng của bé với sữa

Một số người không thể dung nạp đường lactose lại có thể tiêu hóa một lượng nhỏ lactose. Còn một số khác lại rất nhạy cảm, chỉ cần tiếp xúc một lượng nhỏ cũng không được. Cha mẹ cần cho bé phải thử một ít loại thực phẩm sữa và quan sát phản ứng của trẻ. Nếu bé quá nhạy cảm, bạn nên tránh tất cả các nguồn có chứa lactose. Nếu không thì bạn có thể cho trẻ ăn một lượng nhỏ các loại thực phẩm đã thử trước đó. 

Qua bài viết này, hy vọng các bậc cha mẹ đã biết thêm về hội chứng bất dung nạp đường lactose ở trẻ sơ sinh. Khi thấy con mình có dấu hiệu của bệnh này thì các bạn nên áp dụng cách điều trị ở trên để bé được phát triển khỏe mạnh nhé!


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo