Sàng Lọc Trước Sinh Là Gì? Quy Trình Sàng Lọc Trước Sinh
Sàng lọc trước sinh có ý nghĩa như thế nào? Trong quá trình mang thai, người mẹ dễ bị chịu ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài đến sức khỏe. Có thể dẫn đến những đột biến không thể kiểm soát được. Để biết rõ tình trạng của thai nhi, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh càng sớm càng tốt.
Sàng Lọc Trước Sinh Là Gì?
Sàng lọc trước sinh là tập hợp các phương pháp chẩn đoán (Bao gồm siêu âm và xét nghiệm) mà bác sĩ sẽ thực hiện đối với mẹ bầu. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ biết được tình trạng phát triển của thai nhi như thế nào. Từ đó, kịp thời can thiệp và đưa ra phương pháp cần thiết nếu cần. Đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé thật tốt.
Lợi Ích Của Sàng Lọc Trước Sinh
Đối với mẹ bầu cũng như những bậc làm cha mẹ nói chung, dị tật thai nhi luôn là vấn đề nhiều người rất quan tâm. Tại Việt Nam, số trẻ bị dị tật đã chiếm khoảng từ 2-3% trên tổng số em bé được sinh ra.
Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến dị tật bẩm sinh. Có thể do di truyền, bố hoặc mẹ làm việc trong môi trường độc hại, quá trình mang thai đã bị mắc bệnh. Yếu tố di truyền vẫn là nguyên nhân chính hiện nay.
Để phát hiện dị tật bẩm sinh, tốt nhất mẹ bầu nên sàng lọc trước sinh. Có thể nói, quy trình này rất quan trọng để phát hiện thai nhi có phát triển bình thường hay không. Thông thường sàng lọc trước sinh được thực hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Sàng lọc đối với mẹ bầu thường là xét nghiệm không xâm lấn.
Quy Trình Sàng Lọc Trước Sinh Cần Biết
Khi phát hiện có thai và mẹ bầu đi khám được bác sĩ Sản khoa hướng dẫn và thực hiện sàng lọc trước sinh. Quy trình thực hiện như sau:
Siêu Âm Xét Nghiệm Có Thai
Thai nhi từ tuần thứ 5 trở đi, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và xác định người mẹ có mang thai không. Từ tuần thứ 6 trở đi, có thể nghe được tim thai (Có thể nghe tim thai trễ hơn ở tuần thứ 8 - 9). Nếu có bất thường (Thai trứng, thai ngoài tử cung…) thì cũng sẽ phát hiện trong lần siêu âm này. Từ tuần thứ 9 trở đi, qua xét nghiệm sàng lọc trước sinh phát hiện các bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể.
Giai Đoạn Đầu Thai Kỳ
Thai từ tuần thứ 11-13, bác sĩ sẽ siêu âm độ mờ da gáy (Hay gọi là khoảng sáng sau gáy). Chỉ số độ mờ da gáy, chiều dài xương mũi sẽ đánh giá được có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không. Cùng với đó là phát hiện những dị tật khác như: Sứt môi, hở hàm ếch, thiếu chi, dính các chi…
Ngoài ra, có thể xét nghiệm Double Test trong giai đoạn này. Nhất là khi chỉ số độ mờ da gáy bất thường. Double Test giúp phát hiện bệnh ngoài ý muốn như Down, Edwards, Patau và một số dị tật khác.
Giai Đoạn Giữa Thai Kỳ
Thai nhi từ tuần 16-18, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm Triple Test. Phương pháp xét nghiệm này cũng có thể phát hiện dị tật ở thai nhi, còn có thể phát hiện bệnh lý liên quan đến não bộ và tim mạch.
Từ tuần 20-22 trở đi thực hiện siêu âm hình thái thai nhi theo phương pháp 4D. Đối với quá trình sàng lọc trước sinh, siêu âm hình thái đóng vai trò rất quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tất cả các bộ phận trên cơ thể của bé. Đặc biệt là mặt, não, tim, xương, tủy, thận, bụng, cử động tay chân.
Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện bất cứ điều gì bất thường, lập tức thông báo với mẹ bầu. Trong 3-5 ngày sau đó, có thể thực hiện siêu âm lại. Bên cạnh đó, có thể áp dụng chọc ối, một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn hiệu quả đến 99,99%.
Giai Đoạn Cuối Thai Kỳ
Sàng lọc trước sinh vào cuối thai kỳ nhẹ nhàng và thoải mái hơn so với giai đoạn đầu hay giữa. Từ tuần thứ 32 trở đi, bác sĩ sẽ siêu âm và quan sát sự phát triển của thai nhi. Những đánh giá này bao gồm kích thước, trọng lượng, tư thế và vị trí của thai nhi. Cùng với đó là tình trạng nhau thai và lượng nước ối trong tử cung mẹ.
Lúc này, mẹ bầu sẽ nhận được lời khuyên bổ ích của bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh em bé.
Ai Cần Thực Hiện Sàng Lọc Trước Sinh?
Hầu hết các thai phụ đều nên thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như kiểm tra chất lượng Protein, Glucose hoặc dấu hiệu nhiễm trùng nước tiểu. Ngoài ra, nhóm phụ nữ dưới đây được bác sĩ khuyên nên thực hiện xét nghiệm.
- Sinh con muộn, từ 35 tuổi trở lên nên kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
- Từng sinh non hoặc thai lưu.
- Từng sinh con đã bị dị tật bẩm sinh.
- Đang mang thai đôi, thai ba…
- Có tiền sử bệnh cao huyết áp, tiểu đường, Lupus, bệnh tim, vấn đề về thận, ung thư, STD, hen suyễn, rối loạn co giật.
- Trong gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền.
Nơi sàng lọc trước sinh tại tp.HCM
- VP chính TP.HCM: Phòng 601, 383 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
- Hotline: 0889.83.83.63 - 0947.01.00.33
- BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A: 466 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP.HCM
- Hotline: 0913.708.009
- Email: csgenviet@gmail.com
- Hệ thống trung tâm: Xem chi tiết tại đây
- Website: benhvienadnsaigon.com
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến sàng lọc trước sinh cho thai phụ. Qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình xét nghiệm, đối tượng nên xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi. Chúc mẹ bầu thật nhiều sức khỏe và em bé phát triển khỏe mạnh!
Tin liên quan
- Kết Quả Xét Nghiệm ADN Thai Nhi Tố Cáo Tác Giả Bào Thai Của Bé Gái 14 Tuổi
- 10 Biến Chứng Mẹ Bầu Thường Gặp Trong Thai Kỳ
- 50 việc cần làm trước khi kết hôn bạn cần biết
- ADN có chức năng gì? Cấu tạo và ứng dụng của ADN
- Ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho tinh trùng?
- AZF là gì? Tại Sao Nên Xét Nghiệm Gen Vô Sinh Nam
- Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng gì đến con không?
- Bà Mẹ Trẻ Đi Xét Nghiệm ADN Vì Không Biết Cái Thai Là Con Ai
- Bạch cầu là gì? Chức năng và các chỉ số của bạch cầu
- Bại não là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Bảng giá xét nghiệm nước viện Pasteur mới nhất
- Bảng Theo Dõi Thai Nhi Theo Từng Tuần Chuẩn Nhất Năm 2022
- Bé Sơ Sinh Tử Vong Do Da Vảy Cá
- Bệnh Down Có Chữa Được Không?
- Bệnh kawasaki là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh Lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh Tan Máu Bẩm Sinh - Thalassemia
- Bí Mật Dưới Tấm Đệm
- Bỏ Quy Định Phạt Cảnh Cáo Khi Làm Giấy Khai Sinh Muộn
- Các Biện Pháp Tránh Thai Mẹ Sau Sinh Cần Biết
- Các Biện Pháp Tránh Thai Phổ Biến Nhất Tránh "Vỡ Kế Hoạch"
- Các cách tránh thai tự nhiên an toàn không cần thuốc
- Các Hội Chứng Nguy Hiểm Thường Gặp Ở Thai Nhi Có Thể Sàng Lọc Qua Nipt
- Cách Lấy Mã QR Code Giấy Khai Sinh Và Giấy Kết Hôn Online
- Cấu Trúc Adn Của Cá Mập Trắng Khổng Lồ Mở Ra Ánh Sáng Trong Điều Trị Ung Thư
- Chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi (PGD) là gì? Ý nghĩa của PGD
- Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu tăng giảm thể hiện điều gì?
- Chọc Ối Được Thực Hiện Như Thế Nào? Có Đau Không? Có An Toàn Không?
- Chưa Kết Hôn, Khai Sinh Cho Con Có Phải Xét Nghiệm ADN?
- Có Cần Thiết Lưu Trữ Tế Bào Gốc Máu Cuống Rốn Của Con Không?
- Cổ họng nổi mụn thịt có triệu chứng và điều trị thế nào?
- Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
- Có Được Cho Con Mang Họ Của Chồng Mới
- Công dụng và các bài thuốc từ bột sắn dây bạn cần biết
- Dấu Hiệu Bệnh Tự Kỷ Ở Người Lớn Và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả
- Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Tim Mạch Và Biến Chứng Thường Gặp
- Giảm Chọc Ối Oan Nhờ Xét Nghiệm NIPT
- Hiện Tượng Chimerism _ Một Trường Hợp Hiếm Gặp Khi Xét Nghiệm Adn
- Hội chứng 3X là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng người hóa đá (SMS) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng Stockholm Ment? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng Tennis Elbow là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng Turner (Tocno) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
- Hội chứng Wolf Hirschhorn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Hướng Dẫn Làm Khai Sinh Cho Con Khi Cha Mẹ Chưa Kết Hôn
- Hướng Dẫn Đọc Các Chỉ Số Nước Tiểu Chẩn Bệnh Chi Tiết
- Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số thiếu máu ở trẻ em
- Kẽm (Zinc) có tác dụng gì? Khi nào cần bổ sung kẽm?
- Khả năng sinh sản ở phụ nữ tuổi 30 như thế nào?
- KHIẾM THÍNH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG
- Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Khi Người Mẹ Bỏ Đi
- Làm sao để xuất ra nhiều tinh trùng? 9+ cách tăng số lượng tinh trùng hiệu quả
- Locus Gen Được Sử Dụng Trong Xét Nghiệm ADN Như Thế Nào
- Mẹ Bất Thường Nhiễm Sắc Thể (Karyotype), Con Sinh Ra Đều Bị Down
- Nguyên nhân bệnh hôi nách và bệnh này có lây không?
- Những Ông Bố Chết Sững Vì Bí Mật Của Vợ Bị Bại Lộ Sau Khi Nhận Kết Quả ADN
- Những Vấn Đề Thường Gặp Của Bánh Nhau Trong Thai Kỳ
- Phân biệt cận thị - loạn thị - Nguyên nhân bị tật về mắt
- Rối loạn đông máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Giới Tính Của Thai Nhi
- Tại Sao Kết Quả Xét Nghiệm Adn Không Được Kết Luận Chính Xác 100%?
- Tại Sao Nam Giới Ngày Càng Yếu?
- Tầm Soát Ung Thư Là Gì? Quy Trình Tầm Soát Ung Thư Chuẩn
- Thắt Vòi Trứng Có Ảnh Hưởng Gì Không? Những Nguy Cơ Cần Biết
- Thụ tinh IVF là gì? Lợi ích và những lưu ý cần biết
- Tiêm Vaccine Covid-19 Cho Phụ Nữ Mang Thai
- Tìm hiểu hội chứng bất dung nạp đường Lactose ở trẻ sơ sinh
- Triệu Chứng Của Biến Chủng Omicron Có Gì Khác Biến Thể Delta?
- Triệu chứng dị ứng bao cao su ở nữ và cách điều trị
- Vô bi là gì? Vô bi có nguy hiểm không?
- Vô sinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Xét Nghiệm ADN Bằng Nước Bọt Được Không?
- Xét Nghiệm Adn Làm Giấy Khai Sinh Nên Chuẩn Bị Gì?
- Xét nghiệm NIPT là gì? Nguyên nhân dẫn đến kết quả NIPT sai
- Xét Nghiệm PCR Phát Hiện Bệnh Gì?
- Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
- Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
- Đăng Ký Khai Sinh Tại Nơi Tạm Trú Có Được Không?
- Đông máu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Xét Nghiệm Adn Xác Nhận Con Ngoài Giá Thú