TRIỆU CHỨNG CỦA BIẾN CHỦNG Omicron CÓ GÌ KHÁC BIẾN THỂ Delta?
Omicron là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2.
TRIỆU CHỨNG CỦA BIẾN CHỦNG Omicron CÓ GÌ KHÁC BIẾN THỂ Delta?
Biến thể Omicron nguy hiểm đến mức nào ?
Từ sau Delta, chưa hề có biến thể virus gây bệnh Covid-19 nào lại gây lo lắng như Omicron. Chỉ ít ngày phát hiện và xác định đây là loại biến thể đáng lo ngại, Omicron tiếp tục lan ra khắp thế giới, khiến giới chức y tế ở nhiều nước hoang mang, các quốc gia khẩn trương áp dụng các biện pháp khắt khe hay đóng cửa biên giới.
Omicron là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân nhiễm biến chủng này có triệu chứng khác với biến thể Delta là cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng, đau đầu và đau nhức cơ thể.
Tiến sĩ Angelique Coetzee, một trong những người đầu tiên nghi ngờ về một chủng coronavirus mới và là Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, chia sẻ trên Reuters rằng vào ngày 18/11, bà nhận thấy 7 bệnh nhân tại phòng khám của mình có các triệu chứng khác với biến thể Delta, mặc dù rất nhẹ. Trong đó có một bệnh nhân cho biết bản thân thấy cực kỳ mệt mỏi trong 2 ngày với biểu hiện đau nhức cơ thể, đau đầu. Ngoài ra, không giống như nhiễm biến thể Delta, đến nay các bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron không báo cáo bị mất khứu giác hoặc vị giác và không có sự sụt giảm nghiêm trọng về nồng độ oxy.
Tại sao Omicron gây lo ngại ?
“Biến thể này đáng lo ngại và đây là lần đầu tiên tôi nói như vậy từ khi có biến thể Delta”, trên twitter, nhà virus học Anh, Ravi Gupta đã khẳng định về loại biến thể mà mã tên ban đầu là B1.1.529, được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi. Hôm thứ Sáu tuần trước (26/11), Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã chính thức đánh giá mức độ nguy hiểm của loại biến thể mới này tương tự như vậy.
Các lo lắng xuất phát từ các đặc tính gien của virus và từ những gì người ta quan sát trong vùng nam châu Phi, nơi phát hiện biến thể.
Omicron có số lượng gien đột biến cao bất thường, trong đó có khoảng ba chục đột biến ở protéine spike, một dạng “chìa khóa » để virus xâm nhập vào cơ thể.
Dựa trên kinh nghiệm của các loại biến thể trước đấy, người ta biết được một số đột biến trên có thể liên quan đến khả năng lây lan và làm giảm hiệu quả của vac-xin.
Chuyên gia Vincent Enouf thuộc Viện Pasteur, Paris giải thích với AFP :
“Nếu ta dựa trên gien, thì quả thực đó là điều rất đặc biệt, điều này có thể gây lo ngại”.
Cần phải mất nhiều tuần để hiểu rõ hơn về biến thể vừa xuất hiện thì mới khẳng định chắc chắn liệu nó có khả năng lây lan mạnh hơn, nguy hiểm hơn hay có khả năng kháng vac-xin hay không. Hôm 26/11 Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã nhấn mạnh.
Tác động đến vac-xin?
Trong vấn đền này cũng vậy, dù có lo lắng nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định biến thể mới có làm giảm công hiệu của vac-xin hay không.
Theo chuyên gia Vincent Enouf, “ cần phải kiểm tra liệu các kháng thể được sinh ra từ sau khi tiêm các loại vac-xin hiện nay vẫn hoạt động hay không và chúng hoạt động ở mức độ nào, vac-xin có vẫn ngăn được các trường hợp bệnh nặng hay không?”.
"Virus luôn luôn đột biến vì thế 5K là quan trọng nhất"
Theo Bộ Y tế, các dấu hiệu nhiễm Covid-19 nếu có gồm:
- Ho
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy.
Về phần các nhà sản xuất vac-xin, các hãng AstraZeneca, Pfiser/BioNTech, Moderna và Novavax, họ khẳng định tin tưởng có đủ khả năng chống lại chủng virus mới Omicron.
GenViet tổng hợp.
Tin liên quan
- KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ADN THAI NHI TỐ CÁO TÁC GIẢ BÀO THAI CỦA BÉ GÁI 14 TUỔI
- 10 BIẾN CHỨNG MẸ BẦU THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ
- BÀ MẸ TRẺ ĐI XÉT NGHIỆM ADN VÌ KHÔNG BIẾT CÁI THAI LÀ CON AI
- BÉ SƠ SINH TỬ VONG DO DA VẢY CÁ
- BỆNH DOWN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- BỆNH TAN MÁU BẨM SINH - THALASSEMIA
- BÍ MẬT DƯỚI TẤM ĐỆM
- Bỏ quy định phạt cảnh cáo khi làm giấy khai sinh muộn
- CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI MẸ SAU SINH CẦN BIẾT
- CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI PHỔ BIẾN NHẤT TRÁNH "VỠ KẾ HOẠCH"
- CÁC HỘI CHỨNG NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP Ở THAI NHI CÓ THỂ SÀNG LỌC QUA NIPT
- CÁCH LẤY MÃ QR CODE GIẤY KHAI SINH VÀ GIẤY KẾT HÔN ONLINE
- CẤU TRÚC ADN CỦA CÁ MẬP TRẮNG KHỔNG LỒ MỞ RA ÁNH SÁNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ Ở NGƯỜI
- CHỌC ỐI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? CÓ ĐAU KHÔNG? CÓ AN TOÀN KHÔNG?
- CHƯA KẾT HÔN, KHAI SINH CHO CON CÓ PHẢI XÉT NGHIỆM ADN?
- CÓ CẦN THIẾT LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN CỦA CON KHÔNG?
- CÓ ĐƯỢC CHO CON MANG HỌ CỦA CHỒNG MỚI
- GIẢM CHỌC ỐI OAN NHỜ XÉT NGHIỆM NIPT
- HƯỚNG DẪN LÀM KHAI SINH CHO CON KHI CHA MẸ CHƯA KẾT HÔN
- LÀM GIẤY KHAI SINH CHO CON KHI NGƯỜI MẸ BỎ ĐI
- LOCUS GEN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XÉT NGHIỆM ADN NHƯ THẾ NÀO
- MẸ BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ (KARYOTYPE), CON SINH RA ĐỀU BỊ DOWN
- NHỮNG ÔNG BỐ CHẾT SỮNG VÌ BÍ MẬT CỦA VỢ BỊ BẠI LỘ SAU KHI NHẬN KẾT QUẢ ADN
- NHỮNG TRƯỜNG HỢP HIẾM CÓ TRONG XÉT NGHIỆM ADN
- NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP CỦA BÁNH NHAU TRONG THAI KỲ
- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH CỦA THAI NHI
- TẠI SAO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ADN KHÔNG ĐƯỢC KẾT LUẬN CHÍNH XÁC 100%?
- TẠI SAO NAM GIỚI NGÀY CÀNG YẾU?
- TIÊM VACCINE COVID-19 CHO PHỤ NỮ MANG THAI
- XÉT NGHIỆM ADN BẰNG NƯỚC BỌT ĐƯỢC KHÔNG?
- ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI NƠI TẠM TRÚ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
- XÉT NGHIỆM ADN THAI NHI AN TOÀN
- XÉT NGHIỆM ADN XÁC NHẬN CON NGOÀI GIÁ THÚ