Bại não là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Hiện nay, ngày càng nhiều người dễ mắc phải chứng bại não. Vậy bại não là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị của nó ra sao? Bạn có hiểu biết bao nhiêu về căn bệnh đáng sợ này? Nếu muốn tìm hiểu thật kỹ hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh Bại Não

Bại Não là gì?

Bại não có tên tiếng anh là Cerebral Palsy, là một tình trạng bệnh lý về thần kinh do não bộ bị tổn thương, chậm phát triển. Nó làm ảnh hưởng tới cả thính giác, thị giác, tứ chi, làm rối loạn vận động ở người bệnh.

Bệnh để lại di chứng suốt đời, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay bại não là một trong những hội chứng mãn tính khó điều trị nhất trên thế giới, cần có sự kiên trì mới có thể phục hồi được phần nào.

Bại não thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ bại não vào khoảng 2/1000 trẻ sơ sinh và tỉ lệ mắc bệnh ở các bé trai cao hơn bé gái (1.35/1)

Các loại bại não thường gặp

Bại não cũng có nhiều dạng khác nhau. Trước tiên, nếu phân loại bại não theo thể lâm sàng có 4 loại:

1. Bại não thể liệt cứng (hay còn được biết với tên chuyên ngành là spastic cerebral palsy)

Trẻ bị mắc loại bại não này rất cao, chiếm từ 70-80% số trẻ mắc bại não. Khi bị mắc thể này, trẻ có các biểu hiện: các cơ luôn trong trạng thái co cứng lại, tất cả các vận động cơ thể của trẻ đều rất khó khăn, rất khó có thể cầm nắm, bò hoặc đi.

Trong bại não thể liệt cứng lại chia làm nhiều phân nhóm nhỏ khác nhau:

  • Bị liệt cứng hai chi dưới

Biểu hiện là trẻ bị co cứng bất thường ở 2 chi dưới. Chân của trẻ luôn bị kéo vào trong do các cơ khép đùi bị co cứng, làm cho trẻ có dáng đi tập tễnh, bắt chéo hai chân.

  • Bị liệt cứng cả nửa người

Bị liệt cứng nửa người thường có biểu hiện là liệt nguyên một bên phải hoặc bên trái. Thông thường, chi trên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn chi dưới.

  • Bị liệt cứng tứ chi

Đây được xem là thể liệt cứng nặng nhất. Người bệnh thuộc nhóm này bị liệt cứng cả 2 chi trên, 2 chi dưới và cả các cơ trục thân. Đồng thời, các cơ mặt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều: khó nói, cười, nhai thức ăn,... khiến trẻ bị tàn phế nặng nề.

2. Bại não ở thể múa vờn hay loạn động.

Khoảng 6% bệnh nhân bị bại não nằm trong thể này. 

Sự thay đổi thất thường của trương lực cơ: lúc tăng, lúc giảm là đặc trưng của thể loạn động. Trẻ thuộc thể này có những động tác bất thường, không thể kiểm soát được. Các động tác này nhịp điệu chậm, nhiều lúc nhìn như đang múa nhưng lại là hành động vô thức và trẻ không ý thức được.

Do không thể kiểm soát được các cử động cơ thể nên người bệnh khó có thể tìm được tư thế vận động bình thường. Các cơ trên mặt, cơ lưỡi cũng bị ảnh hưởng khiến trẻ bú mẹ, nuốt sữa hay tập nói cũng rất khó khăn.

3. Bại não thể thất điều.

Tương đương như bại não ở thể múa vờn hay loạn động, tỉ lệ bệnh nhân bại não thuộc thể này cũng là 6%.

Ở thể này, sự cân bằng tư thế và phối hợp các động tác với nhau bị ảnh hưởng lớn. Trẻ khó giữ thăng bằng, dáng đi lảo đảo, vùng thắt lưng bị đong đưa không vững. Lúc này, trẻ khó có thể thực hiện các động tác đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng như viết chữ, vỗ tay theo nhịp,...do khả năng phối hợp vận động rất kém.

4. Bại não thể phối hợp.

Trẻ mắc phải thể bại não này thường nặng hơn rất nhiều so với các thể khác. Đối với thể bại não này, nó là sự phối hợp của các thể bại não trên, thường là 2 thể múa vờn và thể co cứng. Những trường hợp này thường bị tàn tật rất nặng nề, khó có khả năng phục hồi.

Phân loại theo mức độ nặng nhẹ của bệnh:

  • Bại não ở mức độ nhẹ

Bại não thể nhẹ có thể xảy ra vào trước, trong hoặc sau khi sinh. Trong trường hợp này, mức độ tổn thương ở não bộ thấp hơn so với bình thường, sự tổn thương chỉ đủ gây ra suy giảm ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nó vẫn gây ra những rối loạn, ảnh hưởng nhất định đối với trẻ nhỏ.

Theo nghiên cứu, tỉ lệ trẻ bị bại não mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao.

  • Bại não ở mức độ nặng vừa

Ở mức độ này, sự tổn thương của não bộ gây ra suy giảm nặng hơn, có thể bị liệt cứng các chi hoặc các cơ.

  • Bại não nặng

Đây là mức độ bại não nghiêm trọng. Nó có thể là sự kết hợp của các loại bại não theo thể lâm sàng. Ở mức độ này, cơ thể trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Các hoạt động của tứ chi, các cơ cũng rất khó khăn.

Nguyên nhân & dấu hiệu Bại Não

Dấu hiệu bệnh bại não

Có rất nhiều những dấu hiệu khiến ta nhận biết trẻ bị bại não:

  • Khi đẻ ra trẻ không khóc ngay hoặc khóc rất yếu.
  • Trương lực cơ quá cứng. Dấu hiệu này nghĩa là cơ thể trẻ bị cứng đờ, chân tay không thể quơ quơ, hoạt động linh hoạt như những đứa trẻ thông thường, gây khó khăn khi bế hoặc tắm rửa cho bé.
  • Trương lực cơ quá mềm. Ngược lại, cũng có trường hợp cơ thể đứa trẻ bị mềm nhão, bế lên có tư thế rũ đầu xuống và không thể ngẩng lên.
  • Trẻ không thể phối hợp vận động, thiếu sự cân bằng, đi lại khó khăn, dáng đi không đối xứng.
  • Trẻ chậm nói, giao tiếp khó khăn, tiếp thu trong học tập kém, không có kĩ năng trong các hoạt động cần sự linh hoạt của cả tay chân và não bộ.
  • Bị co giật, bất tỉnh, sùi bọt mép.
  • Trẻ không quay đầu lại đáp ứng âm thanh, không chú ý đồ chơi có màu sắc, không nhìn vào mặt mẹ hay người thân, không thể hiện nét mặt vui thích, cáu,...
  • Hay bị sặc sữa, mút, bú bị khó khăn.
  • Ngoài ra có một số biểu hiện khác như: lác mắt, mất khả năng nhìn, tai nghe kém, bị méo miệng,...

Các biểu hiện của bại não rất rõ ràng, các bậc cha mẹ cần chú ý phát hiện nhanh chóng và đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nguyên nhân bại não

Rất khó để có thể xác định nguyên nhân tại sao trẻ bị bại não. Khi nghiên cứu, các chuyên gia đã chia thành ba nhóm:

1. Nguyên nhân trước khi sinh

  • Do sinh thiếu tháng (dưới 36 tuần)
  • Do trẻ sinh ra quá nhẹ cân, chỉ dưới 2.5kg.
  • Do bào thai bị nhiễm trùng.
  • Do người mẹ khi mang thai có lạm dụng thuốc.
  • Do não của bào thai bị thiếu Oxy.
  • Do người mẹ mắc tiền sản giật, động kinh, cường giáp. 
  • Do bị chấn thương.
  • Lý do đa thai.

2. Nguyên nhân trong lúc sinh

Trong quá trình sinh nở, có những trường hợp gặp rủi ro, biến chứng khiến trẻ bị bại não.

  • Do thời gian chuyển dạ kéo dài, người mẹ bị khó sinh.
  • Bị sang chấn trong lúc sinh
  • Nhịp tim bị rối loạn
  • Khi sinh trẻ bị thiếu oxy não.
  • Do người mẹ bị vỡ ối sớm.

3. Nguyên nhân sau khi sinh

Có một số vấn đề trẻ mắc phải sau sinh, từ đó biến chứng thành bại não.

  • Do trẻ bị viêm não, viêm màng não.
  • Trẻ lên cơn co giật
  • Trẻ bẩm sinh bị các bệnh về rối loạn đông máu.
  • Do phần đầu bé bị chấn thương.
  • Nồng độ bilirubin trong máu trẻ quá cao.

Phương pháp chẩn đoán bại não

Khoa học tân tiến, có rất nhiều những biện pháp có thể chẩn đoán bệnh bại não.

1. Dựa vào những biểu hiện bất thường của trẻ.

Nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường về khả năng ngôn ngữ, khả năng nhận thức, các cơ căng cứng hoặc mềm oặt, vận động kém,...cha mẹ cần chú ý và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán kỹ nhất.

2. Chụp scan não cho bé

Chụp scan não bộ sẽ cho thấy các khu vực bị tổn thương hoặc phát triển bất thường trong não bộ. Khi đến chụp scan, cần phải xét nghiệm:

  • MRI: Xét nghiệm này giúp xác định các tổn thương hoặc dấu hiệu bất thường trong não. Nó không gây đau đớn nhưng lại gây ra tiếng động khá lớn và quá trình xét nghiệm phải mất đến 1 giờ mới hoàn thành. Trẻ sẽ được gây mê để thực hành xét nghiệm.
  • Siêu âm sọ não. Việc siêu âm này được thực hiện trong giai đoạn siêu âm. Quá trình này không tạo ra hình ảnh chi tiết nhưng vì thời gian siêu âm nhanh, không tốn kém mà vẫn có thể cung cấp đánh giá sơ bộ về não nên có thể được các bác sĩ chỉ định thực hiện ngay.
  • Điện não đồ. Nếu trẻ bị co giật - biểu hiện của động kinh thì xét nghiệm này sẽ đánh giá thêm, ghi lại hoạt động điện não, giúp chẩn đoán tốt hơn.

3. Xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm

Tại đây trẻ được xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, da được sử dụng để dàng lọc, tìm hiểu các vấn đề di truyền hoặc chuyển hóa.

Điều trị bại não như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị chấm dứt bệnh bại não. Tuy nhiên, để giảm thiểu ảnh hưởng xấu của chứng bại não lên cơ thể người, ta vẫn có thể sử dụng các cách sau:

1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc tiêm

Thuốc tiêm được sử dụng để tác động đến thần kinh hoặc cơ bắp. Để cải thiện chức năng của các cơ, bác sĩ có thể sử dụng onabotulinumtoxinA hoặc loại thuốc khác để tiêm cho trẻ. Cứ 3 tháng cần tiêm một lần. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, cha mẹ cần chú ý kỹ.

  • Thuốc giúp giãn cơ miệng

Khi chấp nhận cho trẻ uống thuốc, cha mẹ sẽ được các bác sĩ tư vấn về liệu trình dùng thuốc, các loại thuốc có thể dùng cũng như tác dụng phụ của nó.

2. Sử dụng các phương pháp trị liệu

  • Vật lý trị liệu

Phương pháp này giúp trẻ rèn luyện cơ bắp với các bài tập nhẹ đến nâng cao. Các phương pháp này giúp trẻ mạnh mẽ, linh hoạt hơn, phát triển khả năng vận động.

Vào 1-2 năm đầu, các nhà trị liệu vật lý hỗ trợ kiểm soát đầu và thân mình, lăn người và nắm tay. Sau đó sẽ giúp trẻ tập vận động với xe lăn.

  • Trị liệu vận động

Mục đích của phương pháp trị liệu này là giúp trẻ chủ động, tự lập trong các hoạt động thường ngày. Cha mẹ được khuyến nghị cho trẻ sử dụng: xe tập đi, gậy 4 chân, xe lăn điện.

  • Ngôn ngữ trị liệu

Đây là cách giúp trẻ cải thiện khả năng nói, giao tiếp. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, cách liên lạc với người khác trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra phương pháp cũng giúp trẻ dễ dàng ăn uống, dễ dàng nuốt thức ăn hơn.

  • Trị liệu bằng các hoạt động giải trí

Có một số môn thể thao như cưỡi ngựa trị liệu hoặc trượt tuyết mà trẻ có thể tham gia được. Loại trị liệu này giúp trẻ cải thiện kỹ năng vận động, khả năng nói và cảm xúc ở trẻ.

3. Phẫu thuật

Đối với các gia đình có điều kiện hơn có thể hướng tới phương pháp phẫu thuật:

  • Phẫu thuật chỉnh hình để làm giảm đau, cải thiện khả năng vận động cho trẻ. Phẫu thuật chỉnh hình ở mỗi bệnh nhân lại có sự khác nhau, phù hợp với tình trạng của trẻ.
  • Cắt sợi thần kinh (cắt đốt sống lưng có chọn lọc). Cách làm này giúp thư giãn cơ, giảm đau nhưng có thể gây tê.

Chi tiết việc phẫu thuật, cha mẹ nên đến gặp bác sĩ - người hiểu rõ tình trạng của trẻ để nghe tư vấn.

4. Ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp có tỉ lệ hồi phục cao nhất. Khoảng 70-80% bệnh nhân sau khi ghép tế bào gốc điều trị bại não đã có sự cải thiện đáng kể về chức năng vận động, giảm trương lực cơ, phối hợp tốt hơn trong sinh hoạt, có khả năng ghi nhớ tốt hơn,... Đây là biện pháp rất đáng quan tâm. Tuy nhiên đi kèm theo đó là giá thành khá cao.

 

Lời kết: Trên đây là những kiến thức cần lưu tâm về chứng bệnh bại não được trung tâm xét nghiệm ADN Genviet tổng hợp. Hãy thật chú ý đến các dấu hiệu của chứng bại não, đặc biệt là những em bé sơ sinh để có những chẩn đoán, phác đồ điều trị hợp lý nhất nhé.


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo