Kẽm (Zinc) có tác dụng gì? Khi nào cần bổ sung kẽm?

Bạn có hiểu biết bao nhiêu về chất kẽm? Con người chúng ta có cần kẽm hay không, tác dụng của nó là gì? Chú ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn có đang có những biểu hiện của thiếu kẽm hay không, cách khắc phục như thế nào?... Để sức khỏe của bản thân đạt mức cao nhất, bạn nên nắm rõ những kiến thức này. 

Kẽm (Zinc) là gì?

Theo nghiên cứu và sự kết luận của các chuyên gia, kẽm là một kim loại lưỡng tính trong hóa học. Đối với cơ thể con người, kẽm đặc biệt quan trọng, nó là một loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.  Mặc dù cơ thể con người chỉ cần một lượng nhỏ kẽm, song, nó lại là khoáng chất mà con người không thể sống thiếu.

Mặc dù cần có kẽm nhưng cơ thể lại không có khả năng tự sản sinh ra mà phải thu nhận thông qua thức ăn, nước uống chứa chất kẽm hoặc các thực phẩm chức năng.

Kẽm (Zinc) có tác dụng gì? 

Kẽm được hấp thụ vào cơ thể thường ở dạng kẽm gluconat, kẽm acetat hoặc kẽm sulfate với một lượng nhỏ. Dù vậy nhưng nó lại có những tác dụng quan trọng đối với cơ thể.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Khi bổ sung kẽm đầy đủ, nó kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả thông qua cách thúc đẩy hoạt động của tế bào T - tế bào quan trọng của hệ miễn dịch. Ngược lại, nếu thiếu kẽm, các tế bào miễn dịch sẽ không nhận được tín hiệu cảnh báo từ các cơ quan khác và không thể thực hiện đúng chức năng miễn dịch cho cơ thể.

Thiếu đi kẽm, sức khỏe con người ngày một suy yếu, không có khả năng chống chọi, miễn dịch với các tác nhân xấu, mầm bệnh nguy hiểm từ bên ngoài.

  • Hỗ trợ sức khỏe thần kinh

Kẽm có công dụng rất lớn trong việc hỗ trợ sức khỏe não bộ. Kẽm Zinc giúp bạn nạp thông tin, xử lý thông tin một cách trơn tru và nhanh nhạy hơn. Đặc biệt, nó rất có lợi trong quá trình học tập và ghi nhớ. Trẻ em được bổ sung đầy đủ chất kẽm sẽ có trí nhớ tốt hơn. Ngược lại có thể bị suy giảm nhận thức.

  • Ngăn ngừa tình trạng loãng xương

Từ trước đến nay ta vẫn thường nghe khuyến cáo “bổ sung canxi cho xương chắc khỏe”. Điều này là đúng nhưng lại chưa đủ. Để việc tạo xương diễn ra cần có sự hỗ trợ của kẽm, kẽm làm thúc đẩy sự khoáng hóa xương.

Đối với các bệnh nhân bị loãng xương, xương yếu, bác sĩ thường chỉ định bổ sung canxi và kẽm. Các chất này có thể được hấp thụ từ các thực phẩm dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng,...

  • Giúp tăng cường sức đề kháng

Khi nghiên cứu sâu, các chuyên gia nhận thấy rằng, việc sử dụng kẽm với liều 80 -92mg/ngày giúp giảm 33% số bệnh nhân bị cảm lạnh. Hay một thử nghiệm khác, cho bệnh nhân sử dụng kẽm với liều 192-207mg/ngày và kết quả giảm đến 35% thời gian bị cảm.

Nói cách khác, kẽm giúp sức đề kháng của con người tăng đáng kể. Nếu bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết, con người có thể chống chọi với nhiều loại bệnh tật hơn.

  • Giúp mắt, làn da khỏe mạnh hơn

Chúng ta thường được khuyến cáo bổ sung vitamin A cho mắt sáng hơn. Song, kẽm lại là một nguyên tố quan trọng trong quá trình đưa vitamin A vào võng mạc. Không có kẽm, vitamin A không được hấp thụ, gây suy giảm thị lực, mắt bị già hóa nhanh hơn.

Một vấn đề được rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ quan tâm, đó là kẽm Zinc giúp làn da khỏe mạnh hơn. Quả  thực, kẽm góp phần làm giảm tiết dầu trên da, hạn chế viêm nhiễm gây mụn, sản sinh collagen giúp da căng bóng, sáng mịn.

Có thể khẳng định rằng, kẽm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Nó tác động vào hầu hết các cơ quan, quá trình phát triển của cơ thể. Ngoài những tác dụng kể trên, kẽm còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, góp phần phòng chống bệnh ung thư, giúp các vết thương chóng lành, phòng ngừa các bệnh mãn tính,... Vì vậy, việc bổ sung kẽm là vô cùng cần thiết.

Những biểu hiện của người thiếu Kẽm (Zinc)

Tuy kẽm quan trọng là vậy nhưng không phải ai cũng biết về nó. Cũng có tất nhiều người không biết rằng mình đang thiếu kẽm. Vậy biểu hiện của thiếu kẽm Zinc là gì? Nó bao gồm các triệu chứng và hội chứng sau

  • Khả năng tăng trưởng thấp, tăng trưởng chậm

Trẻ chậm lớn, biếng ăn, hay bị mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, chậm phát triển…thường là các dấu hiệu cho thấy thiếu kẽm. Cha mẹ cần chú ý, kiểm tra và khám chữa.

  • Tóc rụng nhiều không rõ nguyên nhân

Tóc rụng nhiều có thể do rất nhiều nguyên nhân: mất ngủ, sử dụng hóa chất quá nhiều, do môi trường,...nhưng cũng có thể do thiếu kẽm. Chính vì vậy cần phải chú ý và hiểu rõ nguyên nhân, tìm cách khắc phục.

  • Xuất hiện tình trạng tiêu chảy

Thiếu kẽm Zinc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, cũng gây ra tình trạng tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em.

  • Trì hoãn sự trưởng thành sinh dục và bị mất đi khả năng sinh sản

Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển về giới tính, khả năng của tuyến sinh dục bị giảm nghiêm trọng, gây ra bệnh bất lực, giảm tinh trùng ở nam.

  • Bị tổn thương da và vùng mắt

Thiếu kẽm làm da bị khô, viêm da, nám da, viêm lưỡi, vết thương khó lành. Đối với mắt thì nó khiến mắt sợ ánh sáng, không thể thích nghi với bóng tối, gây ra các bệnh về mắt như quáng gà, loét giác mạc,...

  • Ăn uống không ngon miệng.

Khi nào nên bổ sung Kẽm (Zinc)

Với các vai trò của kẽm và tác hại khi thiếu kẽm được kể trên thì mỗi người đều cần bổ sung kẽm đầy đủ. Vậy khi nào cần bổ sung kẽm? Có phải cứ thiếu kẽm mới cần bổ sung hay không? Câu trả lời là không. Mỗi người đều cần có ý thức bổ sung kẽm cho bản thân mình.

  • Đối với người không bị thiếu kẽm

Kẽm không mãi ở trong cơ thể mà cần tiêu hao để thực hiện các chức năng của nó. Vì vậy, chúng ta vẫn cần phải bổ sung kẽm thường xuyên. Nên chọn các thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau củ, trái cây,... Tuy nhiên, cần cân bằng giữa thức ăn động vật và thức ăn thực vật.

Ngoài ra cũng có thể chọn sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hấp thụ kẽm.

Lưu ý, dù kẽm có vai trò quan trọng nhưng chỉ bổ sung lượng vừa đủ, quá nhiều sẽ dẫn đến thừa kẽm, cũng gây nguy hiểm cho cơ thể.

  • Đối với người thiếu kẽm

Đây là đối tượng đặc biệt cần bổ sung kẽm. Cần sử dụng thuốc có chứa kẽm, dùng theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao. Chỉ có như vậy mới khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

Lời kết: Trên đây là những kiến thức cần biết về kẽm Zinc được trung tâm xét nghiệm ADN Genviet tổng hợp. Để có một thể trạng khỏe mạnh, việc bổ sung kẽm như thế nào, lượng bao nhiêu thì đủ là vấn đề đáng lưu tâm. Nếu thắc mắc hay gặp các triệu chứng khác lạ, hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để kiểm tra và nghe tư vấn từ bác sĩ.


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo