Đông máu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cơ chế đông máu trong cơ thể người vốn giúp cầm máu vết thương. Tuy nhiên nhiều trường hợp cục máu đông xuất hiện bất thường, gây nguy hiểm đến tính mạng. Để nắm rõ nhất về khái niệm đông máu cũng như những điều cần biết về hiện tượng này, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

hiện tượng đông máu

Đông máu và những điều cần biết

Dưới đây trung tâm xét nghiệm ADN sẽ mô tả chi tiết về những gì liên quan đến đông máu:

Đông máu là gì?

Đông máu vốn là quá trình bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu nhiều khi bị thương bằng việc tạo ra các cục máu đông. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Trong quá trình này, tiểu cầu hình thành các nút chặn tại vết thương, huyết tương tạo các sợi huyết giúp nút chặn tiểu cầu vững chãi và bền bỉ hơn, từ đó ngăn máu chảy nhiều hơn.

Tuy nhiên, bệnh đông máu được nhắc đến nhiều khi có sự xuất hiện của cục máu đông ở sâu trong tĩnh mạch sâu và ngăn cản quá trình lưu thông máu của cơ thể. Một số cơ quan không được cung cấp đủ máu dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí là tử vong. Thêm nữa, các cục máu này có thể di chuyển tới bất kỳ đâu, rất khó kiểm soát.

Nguyên nhân gây đông máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đông máu. Nguyên nhân thường thấy là do lối sống ít vận động của mọi người. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng gặp phải tình trạng này nếu:

  • Mới làm phẫu thuật trong thời gian gần đây. 
  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai hoặc dùng các liệu pháp tránh thai liên quan đến hormone.
  • Bị liệt hoặc đột quỵ.
  • Có các vấn đề về tim, bị giãn tĩnh mạch.
  • Người có tiền sử từng bị cục máu đông hoặc trong gia đình có người bị huyết khối.
  • Bị gãy xương (xương chậu, xương hông hoặc gãy chân)
  • Bị ung thư, bị béo phì.

Nói cách khác, con người chúng ta rất dễ bị mắc phải bệnh đông máu.

Nguyên nhân gây đông máu

Dấu hiệu bệnh đông máu

Các dấu hiệu của bệnh đông máu dễ khiến người ta lầm tưởng đến các bệnh đơn giản khác và bỏ qua. Vì vậy cần phải đặc biệt chú ý.

  • Bị sưng một bên chi.

Đây là một dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đông máu. Khi bị bệnh đông máu, một bên cánh tay hoặc một bên chân của người bệnh bị sưng phù bất thường, thậm chí bị đau, mất cảm giác. Có triệu chứng này là do khi cục máu đông hình thành, quá trình lưu thông máu ở chân hoặc tay bị tắc nghẽn.

Nếu không phát hiện và xử lí kịp thời, phần chi bị thiếu máu trong thời gian dài có thể bị hoại tử. Cục máu đông ở tay, chân cũng dễ di chuyển lên phổi và các cơ quan khác, đặc biệt nguy hiểm. Lưu ý nếu gặp các biểu hiện: chi bị đau, tím tái, không bắt được mạch, chi bị tê hoặc mất cảm giác,... cần đến gặp bác sĩ ngay.

Bên cạnh đó, nhiều khi cục máu đông mới hình thành không gây ra sưng các chi nên dễ bị nhầm với căng cơ. Vì vậy nếu để ý thấy tay chân hay bị chuột rút, vùng da xung quanh có dấu hiệu sẫm màu hơn, sờ vào thấy ấm hơn các vùng khác thì bạn cần tìm đến bác sĩ để chẩn đoán kịp thời.

  • Xuất hiện tình trạng đau ngực.

Nhiều người hay bị đau tức ngực và dù tức ngực do lý do nào cũng là sự cảnh báo về sức khỏe của bạn. Đặc biệt, đau ngực cũng có khả năng do cục máu đông gây nên. Khi cục máu đông rời khỏi vị trí ban đầu, nó sẽ di chuyển đến phổi, làm tắc nghẽn phổi và gây ra các cơn đau ngực. 

Thực tế, máu đông thường không hình thành ở phổi mà do nó bị vỡ ra ở tay và chân rồi di chuyển ngược lên. Máu đông ở phổi là nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc phổi - bệnh có tỷ lệ tử vong tới 30% nếu không phát hiện sớm.

  • Tim đập nhanh bất thường, khó thở

Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi sẽ làm quá trình lưu thông máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, dòng oxy cung cấp cho cơ thể bị chậm lại. Khi oxy bị giảm xuống thấp, tim phải đập nhanh hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt. Từ đó khiến người bệnh bị khó thở, tim đập nhanh hơn bình thường.

Tim là bộ phận quan trọng, cần để ý nhịp tim của chính mình để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh nguy hiểm.

  • Bị ho không rõ nguyên nhân.

Cục máu đông xuất hiện ở phổi gây viêm và tích dịch màng phổi. Lúc đầu người bệnh chỉ thỉnh thoảng ho khan nhưng càng về sau, cơm ho kéo dài, ho ra máu kèm theo đau tim và khó thở.

  • Bị đau đầu dữ dội.

Máu đông ngăn chặn máu trong cơ thể lưu thông, dẫn đến dòng máu truyền lên nuôi não bị tắc nghẽn. Lúc này người bệnh rất dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nguy cơ tử vong rất cao.

Phương pháp chẩn bệnh đông máu

Cách xác định chính xác bạn có bị đông máu hay không là xét nghiệm. Khi gặp các triệu chứng, dấu hiệu được liệt kê ở trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được xét nghiệm kịp thời.

Để xét nghiệm đông máu, bạn có thể làm các xét nghiệm: PT, Fibrinogen, D-dimer, APTT. Vấn đề kiểm tra này bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cặn kẽ nhất.

Điều trị bệnh đông máu như thế nào?

  • Tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của các bác sĩ.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế ăn đồ ăn nhanh - đây là những thức ăn chứa chất béo có hại cho cơ thể, bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch như dầu oliu, cá, cây họ đậu, lựu, kiwi,..., tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên.

Bệnh đông máu có điều trị được hay không phụ thuộc rất lớn vào sự kiên trì, chế độ sống của bạn.

Điều trị bệnh đông máu như thế nào?

Những câu hỏi thường gặp về bệnh đông máu

Đông máu có nguy hiểm không?

Vốn đông máu là một cơ chế bình thường, thậm chí có tác dụng rất lớn trong việc cầm máu. Tuy nhiên, với những cục máu đông xuất hiện bất thường thì lại là mối nguy hiểm lớn. Nó làm tắc nghẽn mạch máu, ngăn không cho máu lưu thông tới các bộ phận trên cơ thể, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, nặng nhất là đột quỵ, đột tử.

Đông máu ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh đông máu ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tính mạng con người. Một người bị đông máu sẽ gặp các vấn đề về phổi, tim mạch, tứ chi. Nếu không phản ứng, chữa trị nhanh chóng, kịp thời sẽ dẫn đến bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử.

Đông máu ảnh hưởng như thế nào?

Lời kết: Trên đây là những kiến thức về bệnh đông máu. Bất kì ai cũng có thể bị đông máu và tác hại của nó là khôn lường. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi người phải đặc biệt để tâm đến sức khỏe của mình, quan tâm đến thể trạng của những người xung quanh.


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo