Bệnh Lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bạn đã từng được nghe về bệnh lậu hay chưa? Nguyên nhân tại sao lại mắc phải bệnh lậu? Triệu chứng của nó như thế nào, có chữa được hay không? Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để có thể phòng tránh, chữa trị kịp thời.

Tổng quan Bệnh Lậu

 

 

Bệnh Lậu là gì?

Bệnh lậu (hay còn gọi là lậu mủ - Gonorrhea) là một loại bệnh xã hội phổ biến trên thế giới. Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn, lây lan qua đường tình dục. Bất cứ ai quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ cao mắc loại bệnh này.

Theo báo cáo của Viện Da liễu Quốc gia, tỉ lệ người mắc bệnh lậu chiếm từ 93-98% (theo khảo sát trong độ tuổi từ 15-49). Mỗi năm, toàn cầu có 

 

 

khoảng 62 triệu người mắc bệnh lậu, ở khu vực Đông Nam Á con số này là 29 triệu người. Còn ở Việt Nam, theo báo cáo có hơn 3000 trường hợp mắc bệnh hàng năm, nhưng con số thực tế ước tính phải khoảng vài chục nghìn người.

Có 2 loại bệnh lậu có thể gặp là: bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính.

Biến chứng bệnh Lậu

 

Mặc dù bệnh lậu không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây ra những tổn thương, biến chứng nặng. Nó làm tổn thương tới cơ quan sinh sản, có thể gây vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt, phụ nữ có thể lây cho con qua quá trình sinh nở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé (gián đoạn phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ).

Ngoài ra nó cũng gây một số biến chứng: viêm hậu môn - trực tràng, viêm khớp do lậu, có mụn mủ ở da vùng sinh dục, lậu mắt, viêm họng do lậu,  viêm quanh gan, biến chứng toàn thân (bị ban mề đay, hồng ban).

Nguyên nhân & triệu chứng

Nguyên nhân gây bệnh Lậu 

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoear. Ở môi trường trong cơ thể, vi khuẩn này có sức sống mãnh liệt, nhưng ở môi trường bên ngoài nó lại chỉ tồn tại được trong vài phút. Loại vi khuẩn gây bệnh này được lây lan, di truyền giữa người với người qua các con đường:

  • Con đường tình dục.

Khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn hoặc quan hệ qua đường hậu môn, đường miệng rất dễ bị lây truyền vi khuẩn bệnh lậu.

Những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh lậu.

  • Do dùng chung đồ dùng cá nhân.

Các loại đồ dùng cá nhân là quần lót, bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu,... Người khỏe mạnh nếu dùng chung các món đồ này với người bị lậu sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu trong gia đình có người bị bệnh này cần đặc biệt lưu ý.

  • Lây từ mẹ sang con.

Bệnh lậu có thể lây lan qua con đường sinh sản, lây từ mẹ sang con khi người mẹ mắc bệnh, sinh thường và không có các biện pháp để can thiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc bé mẹ không được để dịch mủ tiết ra dính vào cơ thể bé.

  • Lây truyền qua đường máu.

Nếu dùng chung kim tiêm truyền máu hoặc tiếp xúc với vết thương hở cũng rất dễ gây ra bệnh lậu.

Triệu chứng của bệnh Lậu 

Triệu chứng bệnh thường bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm bệnh từ 3-5 ngày (ở nam) và ủ bệnh từ 2 tuần trở lên (ở nữ). Song cũng có những người bệnh không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

  • Triệu chứng ở nam giới

Bị viêm niệu đạo trước cấp tính. Triệu chứng này thường gặp ở 90% người mắc bệnh lậu. Triệu chứng: ngứa nhiều, các mép miệng sáo tấy đỏ, có chất nhầy chảy ra kèm theo đái nóng, buốt  nhẹ, thậm chí là tiểu từng giọt.

Bị viêm niệu đạo toàn bộ. Nếu không điều trị sớm, từ 10-25 ngày bệnh nhân có thể bị tiểu dắt, tiểu ra máu, mủ chảy nhiều, hạch bẹn sưng đau. Thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì ở cả hai cốc đều có màu đục.

  • Triệu chứng ở nữ giới

Đái dắt, bị đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Đi khám có thể thấy bị viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm đạo,... Bệnh lậu ở nữ giới thường bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín: vệ sinh khó khăn, nóng rát khi đi tiểu, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra.

Viêm cổ tử cung. Biểu hiện là có khí hư, lỗ tử cung đỏ, lộ tuyến.

Viêm vòi trứng. Viêm nhiễm lan ra từ âm đạo, cổ tử cung.

Chuẩn bệnh & điều trị

Các phương pháp chẩn bệnh Lậu 

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Dựa vào các hiện tượng: tiểu buốt, tiểu ra máu và mủ,... các dấu hiệu đã kể trên và điều tra tiểu sử quan hệ tình dục của người bệnh. Sau khi xác định bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm cụ thể.

  • Xét nghiệm trực tiếp

Xét nghiệm nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn bắt màu gram và nổi bật khi quan sát bằng kính hiển vi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho kết quả thực sự chính xác khi xét nghiệm trên nam giới, còn ở nữ giới rất khó phát hiện ra vi khuẩn lậu.

  • Phương pháp nuôi cấy, phân lập.

Đây là phương pháp có độ chính xác cao, giúp phát hiện vi khuẩn lậu ở bộ phận sinh dục, mặt, cổ họng hoặc trực tràng. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem vi khuẩn lậu có kháng lại loại thuốc nào không để điều chỉnh lộ trình cho phù hợp.

  • PCR.

Đây là một kỹ thuật mới có độ đặc hiệu và nhạy cảm cao, có thể nhanh chóng đưa ra kết quả bạn có bị nhiễm bệnh hay không.

Điều trị bệnh Lậu 

  • Điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh.

Sử dụng kháng sinh đặc trị ở dạng uống hoặc dạng tiêm. Liều lượng và pháp đồ điều trị cần phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.Việc điều trị này cần đến sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, không được sử dụng bừa bãi, tránh gây tình trạng bệnh trở nặng hơn.

  • Điều trị bằng công nghệ phục hồi gene DHA

Đây là công nghệ điều trị bệnh lậu tiên tiến của y học hiện đại. Cách làm này giúp rút ngắn thời gian điều trị, tiêu diệt vi khuẩn lậu triệt để, nâng cao khả năng miễn dịch của người bệnh và tỉ lệ chữa khỏi bệnh hoàn toàn rất cao.

Đồng thời, để việc điều trị diễn ra thuận lợi, cần: Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh bởi nó có thể lây cho bạn tình; tuân thủ tuyệt đối lộ trình bác sĩ chỉ định; uống từ 1.5-2 lít nước một ngày để thúc đẩy quá trình bài tiết vi khuẩn lậu khỏi cơ thể.

Phòng ngừa bệnh Bệnh Lậu 

Bệnh lậu rất dễ vô tình mắc phải nhưng nếu bạn cẩn thận cũng rất dễ để phòng tránh. Có nhiều cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chỉ nên có 1 bạn tình, không nên quan hệ bừa bãi. Nếu có nhiều “đối tác”, sử dụng bao cao su thường xuyên, tránh quan hệ bằng miệng hay hậu môn.
  • Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (bàn chải, quần lót,...) với người khác. Đặc biệt cẩn thận khi vào khách sạn, nhà tắm công cộng.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên, ít nhất là 1 năm 1 lần.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, giúp cơ thể có sức đề kháng vi khuẩn.

Q&A

  1. Bệnh Lậu có chữa được không?

Bệnh lậu hoàn toàn có khả năng chữa được nếu bạn kiên trì điều trị và tuân thủ tuyệt đối những nhắc nhở của bác sĩ.

  1. Bệnh Lậu có lây không?

Như đã đề cập, bệnh lậu có lây lan và lây qua nhiều con đường: sinh hoạt tình dục, đường máu, đường sinh sản, do sử dụng chung đồ dùng cá nhân,... Vì vậy cần hết sức cẩn thận để phòng tránh.

Lời kết Trên đây là những kiến thức cần lưu ý về căn bệnh xã hội - bệnh lậu được trung tâm xét nghiệm ADN Genviet tổng hợp.. Có rất nhiều cách để phòng tránh bệnh lậu mà bạn nên tham khảo, bảo vệ sức khỏe bản thân. Ngoài ra cũng có những cách chữa trị hiệu quả, nếu nghi ngờ mình mắc phải căn bệnh này cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo