Hội chứng Tourette là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Người mắc phải hội chứng Tourette sẽ khó điều khiển bản thân, thường tạo nên các âm thanh bất thường, hoặc có thể thực hiện một số hành vi nào đấy. Đây là một hội chứng tâm lý không thể nào coi nhẹ. Vậy hội chứng Tourette là như thế nào? Người bị hội chứng Tourette có những dấu hiệu gì?  Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng này trong bài viết bạn nhé! 

Tổng quan về hội chứng Tourette

Nhiều người không hiểu hội chứng Tourette là gì hay đặc điểm của hội chứng này, vì thế khi gặp những người mắc hội chứng này họ sẽ cảm thấy kỳ lạ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng Tourette ngay sau đây. 

1.Hội chứng Tourette là gì?

Hội chứng Tourette (thường được viết là hội chứng Gilles de la Tourette) là một rối loạn hệ thống thần kinh trung ương làm người bệnh lên cơn co giật. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ con, thanh niên và những người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất là lứa tuổi từ 6 đến 18. 

Trong suốt tuổi thanh niên và giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, hội chứng Tourette sẽ ít tồi tệ hơn. Tuy nhiên, hội chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa nếu bạn bước sang tuổi trưởng thành. 

Đối với phần lớn mọi người, tần suất và mức độ của tất cả những cử động tic lớn và nhỏ thường có xu hướng thay đổi. Cử động tic sẽ trở nên mạnh mẽ và khủng khiếp hơn nữa nếu bạn bị căng thẳng về cả thể xác lẫn tình cảm và tâm lý. 

Phần lớn những người bị hội chứng Tourette có trí tuệ tốt và tuổi thọ cao. 

2.Đặc điểm nhận biết đầu tiên

Đặc điểm nhận biết ban đầu là các động tác co giật trên khuôn mặt ví dụ như miệng hoặc tay co giật, mắt chớp nhanh. Tuy nhiên, một số âm thanh không chủ ý ví dụ hắng giọng và khụt khịt hay động tác co giật của chân tay chỉ mới là các triệu chứng đầu tiên. Trong một vài trường hợp, người mắc hội chứng Tourette có thể cảm thấy sự đau đớn ở mặt trước khi có tật về cơ bắp.  

3.Đối tượng cơ mắc hội chứng Tourette 

Các đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng Tourette như:

  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh hay những rối loạn co giật tương tự. 
  • Nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới 3 - 4 lần. 

Triệu chứng & nguyên nhân hội chứng Tourette

Các triệu chứng và nguyên nhân của hội chứng Tourette rất khó để ta có thể phân biệt, hãy tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

1.Triệu chứng hội chứng Tourette 

Các triệu chứng của hội chứng Tourette thường nhẹ và khó phân biệt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có biểu hiện rất nặng. Một số triệu chứng dễ thấy của bệnh nhân bị hội chứng Tourette là: 

  • Co giật. 
  • Nháy mắt, hoặc la hét, chửi bới, lắc đầu,... 
  • Bắt chước cử chỉ hoặc lời nói của người kia. 
  • Liếm lưỡi hay cắn răng, môi, ngoáy tai, nuốt nước miếng,... 
  • Thiếu tự tin, lo lắng cao độ. 
  • Khó kiềm chế cảm xúc, khó khăn khi giao tiếp. 
  • Lo lắng quá mức hay quá sợ hãi. 
  • Ám ảnh cưỡng chế. 
  • Khó thở, nói khi ngủ,... 

2.Nguyên nhân của hội chứng Tourette 

Nguyên nhân của hội chứng Tourette cũng chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nhận định Tourette là một hội chứng phức tạp, được phát sinh bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố gen và môi trường. Các giả thiết về nguyên nhân của hội chứng này gồm: 

  • Di truyền: hội chứng Tourette dường như là một rối loạn di truyền hoặc đột biến gen. 
  • Bất thường não: các chất trong não với vai trò là chất dẫn truyền xung thần kinh như dopamine và serotonin có thể là nguyên nhân của bệnh. 

Chẩn bệnh & điều trị hội chứng Tourette

Mỗi trẻ mắc hội chứng Tourette sẽ đối mặt với nhiều thách thức khác nhau về thể chất, tình cảm và tinh thần. Tuy nhiên đừng lo lắng vì các bạn có thể tham khảo những cách chẩn bệnh và điều trị ngay sau đây. 

1.Phương pháp chẩn đoán hội chứng Tourette 

Không có xét nghiệm chẩn đoán chính xác hội chứng Tourette. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên tiền sử, những biểu hiện và triệu chứng như:

  • Cả Tics vận động và Tics âm thanh phải xuất hiện tại một thời điểm nào đó trong thời gian mắc bệnh, mặc dù không nhất thiết phải xuất hiện đồng thời 
  • Tics phải diễn ra nhiều lần trong ngày, gần như mỗi ngày hoặc không thường xuyên trong khoảng thời gian hơn một năm 
  • Tics phải thay đổi vị trí, tần suất, loại, độ phức tạp hoặc mức độ nghiêm trọng theo thời gian 
  • Bắt đầu Tics trước 18 tuổi 
  • Tics chuyển động, Tics âm thanh hoặc cả hai phải có sự chứng kiến ​​của bác sĩ chuyên môn đáng tin cậy tại một thời điểm nào đó của thời gian mắc bệnh hoặc được ghi chép lại bởi băng video 

Cả hai chứng tics vận động và giọng nói đều có thể bị những bệnh lý di truyền như hội chứng Tourette gây nên. Để loại bỏ những nguyên nhân ban đầu của bệnh tics, bác sĩ có thể khuyên bạn nên: 

  •  Xét nghiệm máu 
  •  Chẩn đoán âm nhạc ví dụ như MRI 
  •  Điện não đồ EEG 

2.Cách điều trị hội chứng Tourette 

Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với hội chứng Tourette. Điều trị chỉ nhằm mục đích hạn chế cơn đau hoặc giảm các triệu chứng 

2.1 Can thiệp giáo dục 

Đối với hội chứng Tourette nhẹ ảnh hưởng ở mức độ vừa phải, các bệnh nhân chỉ cần tư vấn, giải thích tình trạng bệnh và áp dụng liệu pháp tâm lý giáo dục kết hợp trợ giúp ở nhà trường. 

Các chương trình đào tạo cho phụ huynh, giáo viên và học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết về bệnh khi tiếp nhận người bệnh, sẽ đem đến nhiều tác động tốt trong hầu hết các giai đoạn của bệnh. Sự phối hợp chặt chẽ với trường học tạo điều kiện thuận tiện, khuyến khích các hành vi nhằm kiềm chế sự khởi phát tic và thừa nhận hành vi tic. 

2.2 Chế độ ăn uống và lối sống 

Không có chế độ ăn đặc biệt nào có hiệu quả với tic, tuy nhiên một chế độ dinh dưỡng cân bằng để nâng cao sức khỏe sẽ giúp tránh được stress. Các chất kích thích như Caffeine nên được giảm thiểu hoàn toàn vì sẽ giúp tăng tic ở một vài trẻ. 

Tác động của tập luyện lên các triệu chứng Tic cũng cần được áp dụng có hệ thống, bởi những chương trình thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ có hiệu quả như một biện pháp nhằm đối phó với stress và làm người mắc tic có cảm giác tự chủ, đồng thời tạo nên sự thoải mái, vui vẻ. 

2.3 Thuốc 

  • Thuốc ức chế hoặc làm giảm triệu chứng Tics: Fluphenazine, haloperidol, risperidone and pimozide 
  • Thuốc tiêm Botulinum (Botox) chích trên cơ bị tổn thương sẽ giúp làm dịu cơn co giật và giảm liệt cơ tạm thời 
  • Thuốc chống ADHD: Một số chất ức chế như methylphenidate và thuốc có chứa dextroamphetamine sẽ giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Tuy nhiên một số loại thuốc chống ADHD sẽ làm nặng hơn chứng Tics. 
  • Thuốc chống trầm cảm: Fluoxetine có thể giúp giảm một số triệu chứng OCD. 

2.4 Trị liệu 

  • Liệu pháp hành vi: Can thiệp hành vi tâm lý ở Tics 
  • Tâm lý trị liệu có thể giúp điều trị hội chứng Tourette và rối loạn khác như ám ảnh, trầm cảm hoặc lo âu. 

Q&A

  • Hội chứng Tourette có di truyền không?

Kết quả cũng cho biết hội chứng Tourette có tính di truyền theo gen trội sẽ tạo nên nhiều triệu chứng khác nhau ở các thế hệ khác nhau của gia đình. Xác suất người có hội chứng Tourette mang gen bệnh di truyền ở con cháu của họ là khoảng 50%. 

  • Hội chứng Tourette có trị dứt được không?

Không thể trị dứt, nhưng có thể sử dụng thuốc để kiềm chế được một số triệu chứng, giảm đau trong một số trường hợp

Lời kết

Qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đã tìm hiểu được hội chứng Tourette là gì và những biểu hiện cũng như cách chữa trị hội chứng Tourette. Bài viết được trung tâm xét nghiệm adn genviet tổng hợp. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với mọi người. 

Nguồn:

https://www.vinmec.com/vi/benh/hoi-chung-tourette-3807/


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo