ADN có chức năng gì? Cấu tạo và ứng dụng của ADN

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ ADN chưa? Đa số mọi người đều từng nghe, từng được biết đến nó nhưng không phải ai cũng nắm tường tận về chức năng, đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng thực tế của nó. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung kiến thức cụ thể về ADN, cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

ADN là gì?

ADN có tên khoa học là acid deoxyribonucleic. Theo các nghiên cứu, ADN được tìm thấy ở mọi tế bào của con người và các loài sinh vật khác. 

ADN là một phân tử phức tạp chất, mang thông tin di truyền của hệ thống sống. Các sinh vật đa bào hầu hết đều có đủ bộ ADN của sinh vật đó. Một phần ADN của thế hệ này được di truyền sang đời sau do trong quá trình sinh sản ADN đồng thời trải qua quá trình phân chia.

Theo tiếng anh, ADN được gọi là DNA, vì vậy khi đề cập tới ADN hay DNA ta đều hiểu chúng có ý nghĩa như nhau - đều chỉ vật chất di truyền có trong cơ thể người và các loài sinh vật khác.

Cấu trúc của ADN

  • ADN có cấu trúc khá phức tạp. Nó được hình thành từ nhiều nucleotide. Mỗi nucleotide lại gồm có 3 thành phần: nhóm photphat (H3PO4), đường deoxyribose (C5H10O4) và một nitơ base. Mỗi nitơ base lại gồm 4 loại: A-Adenine, T-Thymine, G-Guanine, C-Cytosine. Trong đó, kích thước phân tử A, T lớn hơn kích thước phân tử của G, C.
  • Cấu trúc của ADN là một chuỗi xoắn kép, được hình thành bằng liên kết của nitơ base với chuỗi đường xen kẽ và photphat, tạo khung xương chắc chắn.
  • Theo thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, ADN của con người được tạo thành từ khoảng 3 tỷ cặp bazơ. Đồng thời, đến hơn 99% các cặp bazơ đó giống nhau ở tất cả mọi người. Thứ tự của các thành phần cơ bản này sẽ xác định thông tin có sẵn, từ đó xây dựng và duy trì sinh vật.

Đặc tính cơ bản của ADN

1. Có khả năng sao chép hoặc tạo bản sao của chính nó

  • Mỗi một chuỗi ADN trong chuỗi xoắn kép đều có thể đóng vai trò là mô hình để nhân đôi chuỗi các bazơ. Điều này vô cùng quan trọng trong khi các tế bào phân chia bởi mỗi một tế bào mới lại cần có một bản sao mới chính xác của ADN tồn tại trong tế bào cũ. 
  • Với cơ chế tự sao chép, hai mạch đơn của ADN mẹ bị tách ra từ từ, tạo thành hai mạch khuôn mới. Mạch mới tổng hợp và đóng xoắn tạo thành hai phân tử ADN con giống nhau.

Đây là tính chất quan trọng nhất của ADN. Cũng nhờ tính chất này người ta có thể ứng dụng rất nhiều trong thực tế.

2. Có tính đặc thù và đa dạng cao

  • Tính đặc thù cao: nghĩa là ở mỗi loài sinh vật thì số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các nucleotide trong phân tử ADN đều tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt và thể hiện đặc trưng cho loài.
  • Tính đa dạng: Có 4 loại nucleotide, chỉ cần thay đổi cách sắp xếp của chúng, ta sẽ tạo ra các phân tử ADN khác nhau.

Tính đặc thù và đa dạng của ADN chính là cơ sở cho tính đặc thù và đa dạng của mỗi loài sinh vật. Mỗi loài sinh vật lại mang trong mình một đặc trưng rất riêng, không trộn lẫn.

ADN có chức năng gì? 

ADN có 3 chức năng quan trọng, đó là:

1. Mã hóa thông tin di truyền

ADN mã hóa số lượng, thành phần, trình tự của các nucleotide (các nu) có trên ADN.

2. Bảo quản thông tin di truyền

Nếu trong quá trình tổng hợp hay phân chia ADN có sai soat thì phân tử ADN gần như được hệ thống enzym sửa sai có mặt trong tế bào sửa lại ngay lập tức.

3. Bảo tồn các thông tin di truyền

Thông tin di truyền được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau nhờ quá trình nhân đôi ADN.

Như vậy, ADN có chức năng mang thông tin di truyền, bảo quản thông tin di truyền và biến đổi tạo nền tảng của sự biến hóa.

Ứng dụng của ADN

Nói về những kiến thức về ADN có vẻ khó hiểu, trừu tượng, song nó lại có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống.

1. Làm xét nghiệm lâm sàng

Có nhiều căn bệnh bẩm sinh đã có do vấn đề di truyền, bệnh di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Một số bệnh điển hình: ung thư vú, bệnh tim,... Bên cạnh đó, gen mang bệnh di truyền thường mang gen lặn, khó phát hiện nên ta không thể biết mình có mang bệnh di truyền hay không.

Với những tình trạng kể trên, người ta thường sử dụng biện pháp xét nghiệm ADN để các định tình trạng sức khỏe, đồng thời tìm ra phương pháp trị bệnh sớm nếu vô tình mắc phải.

2. Xét nghiệm trước khi sinh

Có tồn tại những loại bệnh di truyền từ mẹ sang con. Việc xác nghiệm sàng lọc trước khi sinh là biện pháp hỗ trợ để chẩn đoán, xác định các bệnh về rối loạn truyền nhiễm nhiễm sắc thể trong 10 tuần đầu thai kỳ. 

Một số bệnh có thể bị mắc phải do rối loạn di truyền mà các bậc phụ huynh cần chú ý: hội chứng Down, hội chứng patau làm sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Klinefelter gây vô sinh,... Xét nghiệm trước sinh giúp bạn phát hiện sớm những bất thường này và có cách giải quyết hơn lý.

3. Xét nghiệm huyết thống

Ứng dụng ADN làm xét nghiệm huyết thống chính là phần nhiều người quan tâm và biết đến. Xét nghiệm ADN xác định huyết thống ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ được thực hiện khi thai nhi được 7 tuần tuổi. 

Như đã mô tả bên trên, ADN là nơi chứa đựng thông tin di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Vì lẽ đó, xét nghiệm ADN có thể giúp xác nhận mối liên hệ huyết thống: cha con, ông cháu, mẹ con,... Mối quan hệ càng gần gũi thì ADN càng trùng khớp nhau hơn.

Ứng dụng chức năng của ADN để xét nghiệm huyết thống đưa ra kết quả rất chính xác, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào phương pháp kiểm tra này.

Lời kết: Trên đây là những điều cần biết về ADN được trung tâm xét nghiệm ADN Genviet tổng hợp. Đây là những tri thức bổ ích, đặc biệt các ứng dụng của ADN sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của bạn. Vì vậy đừng bỏ qua nó nhé. Nếu có vấn đề thắc mắc, cần tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa và nghe tư vấn từ bác sĩ nhé!


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo