Bạch cầu là gì? Chức năng và các chỉ số của bạch cầu

Bạch cầu là một trong những tế bào có trong cơ thể, chúng sẽ thực hiện các chức năng quan trọng như: Khử độc, tấn công kháng nguyên xâm nhập. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thông tin này.

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu là một trong những tế bào có lợi trong cơ thể của bạn, nó giúp chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể của chúng ta. Các tế bào bạch cầu sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình, chúng sẽ tìm mọi cách để đào thải chất độc, giải phóng các chất truyền tin hóa học và các enzym.

Hình ảnh minh hoạ về bạch cầu trong cơ thể

Bạch cầu được sinh ra từ các tế bào gốc sinh máu, mỗi một loại bạch cầu đều sẽ có nhiệm vụ riêng. Trong có thể được chia thành hai dạng tế bào chính đó là: Bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.

Chức năng của bạch cầu

Mỗi bạch cầu đều sẽ đảm nhận một chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng quy chúng về thì các tế bào này đều bảo vệ sức khoẻ:

  • Bạch cầu trung tính: Đây là tế bào nhằm tạo ra một hàng rào chắc chắn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những xâm nhập xấu từ vi khuẩn.
  • Bạch cầu ưa axit: Tế bào bạch cầu này có chức năng chủ yếu chính là khử độc các protein và các chất lạ do lysosome tạo thành.
  • Bạch cầu ưa bazơ: Đây là loại tế bào ít gặp nhất trong cơ thể, chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các phản ứng dị dịch.
  • Bạch cầu lympho T : Sau khi loại tế bào này được hoạt hoá, nó sẽ tấn công đến các kháng nguyên xâm nhập vào trong cơ thể và tiếp tục thực hiện quá trình giải phóng Lymphokin.
  • Bạch cầu lympho B: Nó có vai trò quan trọng, giúp sản xuất ra các kháng thể.
  • Bạch cầu mono: Loại tế bào này có kích thước khá lớn, chúng sẽ nhanh chóng phát triển thành các đại thực bào và ăn các phân tử nhỏ hơn.

Phân loại bạch cầu

Hiện nay, cơ thể của chúng ta sản sinh ra rất nhiều bạch cầu khác nhau. Hơn nữa, mỗi chức năng của chúng đều khác nhau, tuy nhiên các tế bào này đều hoạt động để bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu hay còn được gọi là tế bào máu

Có thể nói rằng, tế bào máu sẽ được phân chia thành nhiều dạng khác nhau như:

  • Bạch cầu hạt: Bao gồm tế bào máu trung tính; tế bào máu ái kiềm và tế bào máu ái toàn.
  • Tế bào Lympho: Bao gồm tế bào lympho B và tế bào lympho T
  • Bạch cầu không hạt ( chiếm khoảng từ 2%-8& tổng thể bạch cầu trong cơ thể)

Các chỉ số của bạch cầu

Các chỉ số bạch cầu hay còn được gọi chung là WBC, nó đánh giá mức độ tế bào có trong thể tích máu. Theo như nghiên cứu thì các chỉ số này được chia làm thành 6 loại:

  • Chỉ số NEUT: Đây còn gọi là chỉ số bạch cầu trung tính, nếu như nó gia tăng nhanh sẽ gây ra các tình trạng như: Nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim, ung thư,… 
  • Chỉ số LYM: Chỉ số này là khi bạch cầu tăng cao  do bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm một số loại bệnh như: Lao, bệnh CLL, bệnh Hodgkin.
  • Chỉ số MONO: Đối với một người bình thường, chỉ số Môn sẽ có giá trị nằm từ 3.4 – 9% (0.16 -1 G/L). Tuy nhiên khi chỉ số này tăng cao nó sẽ gây ra nhiều loại bệnh gây nguy hiểm như các bệnh về bạch cầu. Hơn nữa, chỉ số này cũng sẽ giảm đi khi cơ thể của chúng ta đang gặp phải tình trạng thiếu máu.
  • Chỉ số EOS: Một chỉ số EOS bình thường sẽ dao động từ 0- 7% (0- 0.8 G/L). Chỉ số này chỉ tăng khi bệnh nhân bị dị ứng hoặc đang gặp phải tình trạng nhiễm kí sinh trùng.
  • Chỉ số BASO: Chỉ số BASO bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 0 – 1.5% ( 0 – 0.2G/L). 
  • Chỉ số LUC: LUC chỉ tăng khi bệnh nhân gặp phải các trường hợp như sau: Suy thận, nhiễm virus, bị bệnh sốt rét,...

Số lượng bạch cầu bình thường

Bạch cầu hay còn được xem là tế bào máu, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Nó giúp tăng các chất đề kháng, giúp cơ thể tham khoẻ mạnh và hạn chế được các tình trạng như: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay ký sinh trùng,...

Đối với người bình thường, chỉ số bạch cầu sẽ nằm trong khoảng từ  4.000-10.000/mm3 máu. Tuy nhiên chỉ số này có thể thay đổi tăng hoặc giảm tuỳ vào sức khoẻ và độ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta. Có thể là người mang thai hoặc những người lớn tuổi sẽ có chỉ số bạch cầu thay đổi khác so với người bình thường.

Số lượng bạch cầu tăng báo hiệu bệnh gì?

Nếu như chỉ số tế bào máu của chúng ta tăng lên thì rất có thể cơ thể của chúng ta đang có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Chúng ta có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về các nội dung này:

Trong cơ thể chia thành nhiều chỉ số bạch cầu khác nhau

  • Bạch cầu tăng cao: Đây là trường hợp mà tế bào máu đạt đến mức độ 20.000/ml. Dấu hiệu này cho thấy cơ thể của chúng ta đang bị các loại bệnh như sau: Viêm phổi, viêm gan, viêm ruột thừa,…
  • Bạch cầu tăng quá cao: Khi chỉ số tế bào máu vượt mức 100.000/ml thì có thể nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là ung thư.

Ngoài ra, khi tế bào máu bắt đầu có những thay đổi, tăng cao thì chúng sẽ có những biểu hiện như sau: Chỉ số bạch cầu tăng thất thường sẽ làm cho cơ thể của chúng ta có phần mệt mỏi và khó chịu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được cân nặng đang giảm xuống thất thường, hay chảy máu cam và có cảm giác như hơi thở yếu,...

Chỉ số bạch cầu thay đổi cũng là báo hiệu đến sức khoẻ, nó đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của chúng ta. Vậy nên việc bạch cầu tăng cao bất thường có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe. Vậy nên chúng ta cần đến các cơ sở y tế để có thể nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ và những người có chuyên môn.

Lời kết

Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu các thông tin liên quan đến bạch cầu, tế bào quan trọng trong cơ thể. Bài viết được trung tâm xét nghiệm ADN Genviet tổng hợp. Qua những thông tin trên mong rằng các bạn sẽ có thêm kiến thức về tế bào này cũng như hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong cơ thể của chúng ta.


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo