Thụ tinh IVF là gì? Lợi ích và những lưu ý cần biết

Thụ tinh ống nghiệm IVF là gì? Những thông tin, quá trình thực hiện cũng như độ thành công của kỹ thuật này ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người có sự hiểu biết cụ thể hơn về kỹ thuật thụ tinh IVF.

Thụ tinh IVF và những điều cần biết

Khi nhắc về phương pháp thụ tinh IVF, mọi người thường có những thắc mắc như phương pháp IVF là như thế nào và những đối tượng nào sẽ phù hợp với kỹ thuật này. Những vấn đề ấy sẽ được giải quyết qua những dòng dưới đây.

Thụ tinh IVF là gì?

Thụ tinh ống nghiệm IVF là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế hiện nay. IVF được thực hiện bằng cách lấy tinh trùng của người nam và trứng của người nữ kết hợp ở bên ngoài cơ thể, được thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi. Trước khi tiến hành thực hiện phương pháp này, Các bác sĩ sẽ lọc rửa tinh trùng, chỉ chọn sản phẩm tốt và khỏe mang lại hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm IVF được tiến hành bên ngoài cơ thể 

Sau khoảng thời gian 2-5 ngày nuôi cấy phôi bên ngoài, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người phụ nữ để tạo thành thai nhi. Phương pháp này đã được kiểm chính được độ thành công cao vì khi phôi đã được làm tổ trong tử cung người nữ thì nó sẽ có khả năng phát triển như một bào thai bình thường.

Những ai được chỉ định thụ tinh IVF?

Trên thực tế, phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản rất được các cặp vợ chồng hiếm muộn hay vô sinh tin tưởng thực hiện. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phù hợp để thực hiện kĩ thuật IVF. Một số trường hợp có thể xem xét phương pháp IVF là:

  • Vô sinh do bị rối loạn phóng noãn, vòi trứng bị tổn thương hay bị cắt bỏ.
  • Vô sinh do người phười phụ nữ mắc các bệnh lý về buồng tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung.
  • Vô sinh do người đàn ông có tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc bị chứng xuất tinh ngược, tinh dịch không có tinh trùng.
  • Các cặp vợ chồng lớn tuổi khó có thể mang thai bằng phương pháp thụ thai tự nhiên.
  • Các cặp vợ chồng đã áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng không thành công.
  • Vô sinh- hiếm muộn không rõ nguyên nhân
  • Các cặp vợ chồng mắc phải những chứng bệnh như Hemophilia, Thalassemia,... cần thực hiện sàng lọc tiền làm tổ khi mang thai để đảm bảo con sinh ra được an toàn và khỏe mạnh.

Các cặp vợ chồng nên tìm hiểu kỹ kỹ thuật IVF có thật sự phù hợp với mình hay là không

Chuẩn bị & Quy trình thụ tinh IVF

Quá trình chuẩn bị và thực hiện phương pháp thụ tinh IVF được diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy cùng đọc những thông tin sau đây để có cái nhìn cụ thể hơn về quy trình này. 

Nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện thụ tinh IVF?

Trước khi thực hiện thụ tinh IVF, các cặp vợ chồng sẽ làm một số xét nghiệm nhằm kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như chức năng sinh sản.

Tiếp đó là bước khám tiền mê, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám mà kết luận người vợ có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện quá trình gây mê hay không, một yếu tố quan trọng trong quá trình chọc hút trứng sau này.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết thì người vợ sẽ được hẹn lịch quay lại bệnh viện để khám sức khỏe vào ngày 2 chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Giai đoạn tiếp theo các cặp vợ chồng nên chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, tài chính và thời gian… để bước vào quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF chính thức.

Quy trình thụ tinh IVF

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành khám, tư vấn và làm một số xét nghiệm trên cả hai vợ chồng.
  • Bước 2: Bắt đầu kích thích buồng trứng giúp tạo ra nhiều nang noãn và các trứng đạt chất lượng tốt.
  • Bước 3: Chọc hút trứng từ trong nang noãn mang ra ngoài (khi thực hiện chọc hút trứng người vợ cần nhịn đói trước đó)
  • Bước 4: Tiến hành lấy tinh trùng của người chồng ( tinh trùng và trứng phải được lấy cùng một thời điểm)
  • Bước 5: Cho tinh trùng và trứng gặp nhau để tạo phôi tự nhiên. Hoặc các bác sĩ sẽ dùng kĩ thuật ICSI (tiêm tinh trùng vào trực tiếp bào tương trứng) để hình thành phôi.
  • Bước 6: Thực hiện nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm. Trong khoảng 3-5 ngày tiếp theo, phôi sẽ được nuôi tùy thuộc vào số lượng trứng chọc hút hược. 
  • Bước 7: Ống chuyển phôi giúp di chuyển phôi vào buồng tử cung. Một lần chuyển phôi thường chuyển được hai phôi. Các phôi còn lại sẽ được bảo quản tuyệt đối tại bệnh viện. Nếu quá trình chuyển phôi đầu tiên không thành công, các phôi được bảo quản sẽ được rã đông và tiếp tục đưa đưa vào chu trình chuyển phôi mới.
  • Bước 8: Sau khi thực hiện chuyển phôi khoảng hai tuần, người phụ nữ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra mình đã mang thai hay chưa. Sau khi thực hiện chuyển phôi, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, chỉ nên tránh làm những công việc nặng nhọc. Quan niệm phải nghỉ tại giường xuyên suốt 1-2 tuần là không còn phù hợp. 

Tỉ lệ thành công & tác dụng phụ thụ tinh IVF

Phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF có độ thành công cao và an toàn cho người thực hiện nhưng đi kèm theo đó, kỹ thuật này vẫn tồn tại những tác dụng phụ khác nhau. Vậy tỉ lệ thành công và những tác dụng phụ kèm theo của phương pháp thụ tinh IVF như thế nào?

Tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh IVF

Tỉ lệ thành công của kỹ thuật IVF phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng những yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công của IVF phải kể đến độ tuổi của người mẹ, Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh hay hiếm muộn, chế độ sinh hoạt, tình trạng sức khỏe và quy trình thực hiện IVF có đảm bảo chất lượng hay không.

Các bác sĩ luôn khuyên những người phụ nữ cần thực hiện phương pháp này nên làm trước năm 35 tuổi vì lúc này, tình trạng trứng của họ sẽ được đảm bảo hơn. Khảo sát được tiến hành và đưa ra kết quả của phương pháp IVF của những người này sẽ thành công khoảng 41-43%. Ngược lại, khi càng lớn tuổi thì tỉ lệ thành công càng giảm xuống đáng kể.

Bên cạnh đó, tỉ lệ thành công của phương pháp này còn phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây hiếm muộn của các cặp vợ chồng. Những trường hợp người vợ bị mắc phải lạc nội mạc tử cung thì sẽ có nguy cơ thất bại hơn những đối tượng khác.

Đặc biệt, để tăng độ thành công khi thực hiện IVF, các cặp vợ chồng nên duy trì lối sinh hoạt điều độ và lành mạnh. Đồng thời, nên hạn chế việc sử dụng các chất kích thích hoặc caffeine.

Ngoài ra, chúng ta nên cố gắng không để cơ thể tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát, việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả của kỹ thuật IVF. 

Tác dụng phụ của phương pháp thụ tinh IVF

Tuy tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh IVF là khá lớn nhưng nó vẫn không tránh khỏi những tác dụng phụ đi kèm khác, chẳng hạn như:

Một trong những tác dụng phụ phổ biến là người phụ nữ bị mang đa thai. Khoảng 20% phụ nữ mang đa thai khi thực hiện IVF. Ngoài ra, một số người không may sẽ phải mang thai ngoài tử cung, đây là vấn đề lớn nên cần được đề phòng tối đa.

Phương pháp này vẫn sẽ có tỉ lệ sảy thai lớn nếu người phụ nữ mang thai ở độ tuổi khá cao. Tình trạng sảy thai cũng sẽ dễ xảy ra hơn với những trường hợp sử dụng phôi đông lạnh để thực hiện kỹ thuật IVF.

Quá trình thực hiện thụ tinh IVF là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm đến từ cả hai phía nam và nữ. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy mất động lực, trở nên dễ căng thẳng và nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Khi ấy, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc và dành nhiều thời gian hơn cho đối phương của mình. Như vậy, hiệu quả của phương pháp này mới được đảm bảo.

Lời kết

Hy vọng qua những thông tin phía trên , bạn đã phần nào hiểu được phương pháp thụ tinh IVF là gì và những vấn đề xoay quanh phương pháp này. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để xem mình có thật sự phù hợp với IVF không. Bài viết được trung tâm xét nghiệm ADN Genviet tổng hợp. Mong bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích với mình. 


Tin liên quan

icon dia chi Bệnh viện quân y 7A: 466 nguyễn trãi, P.8, Q.5

icon dia chi Văn phòng Quận 8: Lô G - 017 chung cư Đồng Diều, P.4, Q.8

icon dia chi Văn phòng Củ Chi: Số 58D Đường Nguyễn Thị Rư, Tổ 8, Khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM

icon dia chi Văn phòng Thuận An - Bình Dương: Ô 55-53 DC 11 Đường D1-KDC Việt Sing, P. An Phú, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi Văn phòng Xuân Lộc Đồng Nai: 74 Quốc Lộ 1A, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng TP. Biên Hoà Đồng Nai: Phòng Khám Anna, 232 Bùi Văn Hoà, Phường Long Bình, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng An Giang: 10 Hùng Vương, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang

icon dia chi Văn Phòng Tam Phước Biên Hòa Đồng Nai: Khu phố Long Khánh 1, Phường Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Trảng Dài Biên Hòa Đồng Nai: Tổ 10, Khu Phố 4, Phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

icon dia chi Văn Phòng Thuận An Bình Dương: 9/2 DT 743 Bình Quới B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương

icon dia chi VP Bắc Ninh: 62 đường Ngô Sỹ Liên- Phường Kinh Bắc- Thành phố Bắc Ninh- Tỉnh Bắc Ninh.

icon dia chi Văn phòng Bắc Ninh (Yên Phong): Vườn hoa yên lãng- Yên Trung- Yên Phong- Bắc Ninh

icon dia chi Văn phòng Gia Lai: 489B Phạm Văn Đồng, Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai

icon dia chi Văn phòng Bến Tre: 20C Đoàn Hoàng Minh, P.5, TP. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

icon dia chi Văn phòng Đà Lạt: 72A Bùi Thị Xuân - Phường 8 - Đà Lạt

icon dia chi Văn phòng Quảng Bình: 70 Huỳnh Thúc Kháng, P. Nam Lý, TP. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

icon dia chi Văn phòng Tiền Giang: 87 ấp 1,  Xã Tân Lập 1, Tân Phước, Tiền Giang

icon dia chi Văn phòng Bình Thuận: 105/8/12 Võ Văn Tần, Phường Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận

icon dia chi Văn phòng Thừa Thiên Huế: 17 Tổ 8, Kiệt 1, thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

icon dia chi Văn phòng Đà Nẵng: 18 Ngô Xuân Thu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

© Copyright 2020-2024 Trung Tâm Xét Nghiệm ADN GENVIET . Thiết kế bởi Zozo